🔥 Bài đăng hot nhất

Chia sẻ thực đơn ăn uống mỗi ngày của người bị tiểu đường type 1

Chào mọi người, tôi phát hiện bị tiểu đường type 1 từ năm 2011. Sống chung với bệnh một thời gian dài như vậy, tôi cũng có nghiên cứu, tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho bản thân mình. Sau một thời gian áp dụng thấy hiệu quả nên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho những ai mắc bệnh như tôi. 

Hiện tại tôi làm việc ở nhà do dịch. Chế độ ăn và sinh hoạt mỗi ngày của tôi như sau: 
- 6h: Tôi thức dậy và uống 500ml nước ấm pha kèm 1 ít giấm táo & quế 
- 7h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn sáng Bữa sáng: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 chén trái cây (Các loại quả mọng, dưa, đào, nho, táo, cam và xoài) hoặc 1 hộp sữa chua 
- 10h: Nếu đói tôi sẽ ăn nhẹ 1 chén ngũ cốc dành cho người tiểu đường (loại tôi đang dùng là yến mạch, hạt chia, hạt lanh, hạt nhân, nho khô) và 1 trái chuối 
- 12h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn trưa Bữa trưa: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 chén trái cây 
- Nghỉ trưa 1 tiếng 
- 15h: Ăn nhẹ ngũ cốc cho người tiểu đường 
- 17h: tập thể dục 1 tiếng. Tôi thường chạy bộ ở gần nhà và công viên nhưng do dịch nên tôi chạy bộ trên máy và tập ở tạ ở nhà, Nơi tập phải thoáng mát 
- 18h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn tối Bữa tối: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 chén trái cây 

Một số lưu ý: 
- Tôi thường kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn và 2 giờ sau bữa ăn 
- Tôi áp dụng ăn ngược , ăn rau trước rồi ăn cơm, món mặn,… (giúp giảm hấp thu tinh bột, chất béo) 
- Món mặn chủ yếu là món luộc vì dễ chế biến, ít mặn ít bột ngọt. Tôi thường dùng thịt nạc, ức gà, hạn chế ăn hải sản vì sợ gút 
- Chia bữa ăn ra nhiều lần khoảng 5-6 cữ, mỗi lần mình ăn 1/2 chén cơm hoặc thay thế bằng loại củ như củ lang, củ môn , khoai sọ,..(nên dùng củ luộc) 
- Không ăn nội tạng, mỡ động vật, các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, đồ chế biến sẵn, các loại hoa quả sấy khô, chè,... 

Những bệnh như thế này thì phải cần phối hợp nhiều yếu tố. Chớ ỷ lại phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc nhưng ăn uống, sinh hoạt lại không điều độ, dinh dưỡng thiếu...thì không thể nào phát huy công dụng tốt nhất của thuốc được! Chúc mọi người nhiều sức khỏe và lạc quan nhé. 
Chia sẻ thực đơn ăn uống mỗi ngày của người bị tiểu đường type 1Chia sẻ thực đơn ăn uống mỗi ngày của người bị tiểu đường type 1
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
20
23
7

7 bình luận

Chú trọng sinh hoạt là cực kỳ chuẩn luôn anh ơi. Anh nhà em bị tiểu đường nhờ biết ăn uống kiêng khem mà tình trạng bệnh đỡ hẳn luôn ấy! Từ lúc được chẩn đoán bệnh là ảnh cũng biết sợ, hay lôi cả mẹ con đi tập chạy theo lắm. Mắc bệnh quả là ko may nhưng nhờ v mà nhà e cũng biết giữ gìn sức khỏe hơn!
3 năm trước
Thích
Trả lời
Trời nóng vậy bạn có thể uống nước bí đao nữa nhé. Bí đao có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi và có thể giúp giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin, rất phù hợp với những người tiểu đường & bệnh lý tim mạch.
3 năm trước
Thích
Trả lời
Mình nghĩ là bạn nên ăn thêm các loại cá béo tốt như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích nữa nhé. Các loại cá này đều là những nguồn cung cấp axit béo omega 3 như DHA và EPA rất cần thiết cho những người bị bệnh tiểu đường, hình như là có khả năng làm giảm nguy cơ bị đau tim và đột quỵ nữa đó.
3 năm trước
Thích
Trả lời
Mình bị tiểu đường type 1 và hay dùng sữa chua Hy Lạp. Loại này là một phiên bản sữa chua đậm đặc hơn và nhiều kem hơn sữa chua thông thường => chứa nhiều Protein và ít đường hơn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường đấy.
3 năm trước
Thích
Trả lời
Gia đình mình cũng có người thân đang bị tiểu đường, mình sẽ áp dụng thử chế độ sinh hoạt như bạn nhé. Cám ơn bạn rất nhiều luôn.
3 năm trước
Thích
Trả lời
Mình kinh doanh nhỏ nhưng thỉnh thoảng cũng phải đi tiếp khách mà mỗi lần lại uống bia rượu cũng k biết nên làm sao mng ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
@lan.luongAnh có bị tăng đg huyết sau ăn k ạ. Nếu có thì trước khi đi uống anh nên dùng một liều thuốc sẽ k bị tăng đg huyết sau ăn. Ba e khám bên y dược bs khuyên vậy á
3 năm trước
Thích
Trả lời
có vấn đề bệnh lý như bh là cả quá trình và mỗi ng lại hình thành bệnh lý theo cách không giống nhau hoàn toàn nên em cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Biết được nguyên nhân gây tiểu đường thì sẽ giảm đc các bệnh khác. Trong trường hợp này, em có thể đưa ng thân đi khám bác sĩ để dc kê thuốc giảm mỡ máu.
3 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!