🔥 Bài đăng hot nhất

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Đường huyết là nguồn năng lượng chính của cơ thể con người, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu rất quan trọng và cần thiết cho các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh và mô não. Chỉ số đường huyết (GI) sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe và các nguy cơ khi nó ở ngưỡng nguy hiểm. Bài viết dưới đây chia sẻ "Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?" hãy theo dõi nhé.

Nguyên nhân làm đường huyết không ổn định

Chỉ số đường huyết được hiểu là nồng độ glucose (đường) trong máu với đơn vị đo là mmol/L hoặc mg/dL. Khi chỉ số đường huyết dao động không ổn định, quá thấp hoặc quá cao sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh.

Có 4 nguyên nhân chính làm chỉ số đường huyết bất ổn:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học
  • Thường xuyên bị áp lực, stress
  • Sinh hoạt không điều độ, thiếu ngủ
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm,...

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Mức chỉ số đường huyết được xác định tùy theo phương pháp đo lường:

  • Đo đường huyết lúc đói: Thường đo vào buổi sáng khi bạn chưa ăn uống gì cả trong ít nhất 8 tiếng
  • Đo đường huyết khi no: Thường đo sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

Chỉ số đường huyết lý tưởng của người bình thường khi đói dao động trong khoảng 70 - 92 mg/dL, tương đương 3.9 - 5.0 mmol/L. Còn chỉ số đường huyết bình thường sau khi ăn no là thấp hơn 140 mg/dL, tương đương với 7.8 mmol/L.

Nếu lượng đường huyết đo được trong các khoảng thời gian trên mà thấp hơn hoặc cao hơn so với chỉ số bình thường thì được đánh giá là mức đường huyết nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết thấp hơn mức bình thường

Nếu chỉ số đường huyết của một người khi đói thấp hơn 70 mg/L (3,9 mmol/L) và khi ăn no thấp hơn 130 mg/dL (7,2 mmol/L) thì người đó được chẩn đoán là bị hạ đường huyết.

Những triệu chứng phổ biến của hạ đường huyết là run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, mờ mắt,... Vì lượng đường trong máu bị hạ xuống dưới mức an toàn nên các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động bình thường.

Chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường

Đường huyết cao hơn mức bình thường của một người được xác định khi chỉ số đo được cao hơn 130 mg/dL (7,2 mmol/L) lúc đói và lúc no là hơn 180 mg/dL (10,0 mmol/L). Mức chỉ số này cho thấy người đó khả năng cao đã mắc bệnh tiểu đường,

Những triệu chứng tăng đường huyết thường thấy nhất là hay khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân, lâu lành vết thương, nhìn mờ,....

Đặc biệt, khi chỉ số vượt quá 180 mg/dL (10,0 mmol/L) thì là mức đường huyết rất nguy hiểm, đáng báo động. Người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Hậu quả nghiêm trọng khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Khi đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cơ thể:

  • Tình trạng hạ đường huyết kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm sút thị lực, làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch. Nặng hơn nữa có thể gây ra các biến chứng ở não, chết não, thậm chí gây tử vong.
  • Khi lượng đường trong máu thường xuyên duy trì ở ngưỡng cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, xơ vữa mạch máu,... từ đó tạo thành các biến chứng ở tim mạch, thần kinh, thận, mắt,... đe dọa tới sự sống của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách xử lý khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Khi đường huyết ở vùng nguy hiểm thì xử lý thế nào? Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

- Khi hạ đường huyết nên bổ sung đồ ngọt như bánh kẹo, nước đường, sữa,...

- Khi đường huyết tăng thì người bệnh nên chủ động:

  • Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên khi no, khi đói để kịp thời xử lý nếu chỉ số có dấu hiệu bất thường
  • Áp dụng chế độ ăn khoa học hợp lý, bổ sung đủ dinh dưỡng theo định lượng phù hợp
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích hay các thực phẩm có hại cho sức khỏe dễ làm tăng đường huyết
  • Duy trì hoạt động thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tiêu thụ đường trong cơ thể tốt hơn
  • Sử dụng thuốc để giúp kiểm soát và ổn định đường huyết tránh khỏi mức nguy hiểm.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?".

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
130
5
7

7 bình luận

Cũng tùy vào kiểm tra lúc no lúc đói nữa, nên có một quyển sổ theo dõi ghi các mốc thời gian cụ thể nữa

1 năm trước
Thích
Trả lời

Đi khám bs nói mấy chấm mấy chấm là mình nhớ liền. Nói chung là trên 7. thì nên xem lại, 8. trở lên là lo cho nọ hạ xuống ngay

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ để mn tham khảo và biết cách xử lí

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!