Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Theo dõi chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng đối với người bị tiểu đường và cả những người đang có nguy cơ mắc tiểu đường để có thể kịp thời có hướng xử lý kịp thời. Cùng Trung tâm VMC tìm hiểu, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, cũng như những biện pháp giúp duy trì đường huyết luôn ở mức ổn định!
Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ , đường huyết lúc đói bình thường (đo vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống gì trong vòng 8 giờ ngoại trừ uống nước lọc) là dưới 100 mg/dL.
Chỉ số đường huyết lúc đói từ 100-125 mg/dL cho thấy tiền tiểu đường và chỉ số trên 125 mg/dL cho thấy đó là bệnh tiểu đường.
Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Theo công bố của Đại học Michigan, chỉ số đường huyết trên 300 mg/dL có thể gây nguy hại. Nếu bạn có hai hoặc nhiều lần liên tiếp có kết quả trên 300 mg/dL trong một lần đo, hãy liên hệ ngay với bác sĩ bởi vì trong những trường hợp nghiêm trọng, lượng đường trong máu quá cao (trên 300 mg/dL) có thể dẫn đến hôn mê.
Triệu chứng tăng đường huyết quá mức
Theo Web MD, nếu lượng đường huyết trong ở mức quá cao bạn có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như:
Nguy cơ khi không kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Theo Web MD, nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao trong thời gian quá dài có thể gây ra các vấn đề biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Mức đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể. Nếu đường huyết cao mất kiểm soát trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến một số hoặc tất cả những biến chứng sau:
Những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định
Theo Mayo Clinic (Hoa Kỳ) và Bens Natural Health, có thể áp dụng một số biện pháp sau để kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định, cụ thể bao gồm:
Chế độ ăn uống hợp lý
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất có thể có tác động tích cực trong việc giúp giảm đề kháng insulin và lượng đường trong máu.
Cơ bắp tiêu thụ đường để tạo năng lượng, do đó thường xuyên tập thể dục và tập luyện để tăng khối lượng cơ có thể giúp giảm đề kháng insulin và giảm lượng glucose máu.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm 5% trọng lượng cơ thể ở những người thừa cân hoặc béo phì làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 của họ.
Các nghiên cứu cũng đã chứng minh việc giảm cân cũng có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở những người đang mắc bệnh tiểu đường.
Uống thuốc theo chỉ dẫn
Nếu bạn đang bị tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề rối loạn dung nạp đường huyết cần phải sử dụng thuốc, thì việc uống đúng và đủ thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng.
Nếu có bất cứ thay đổi đột ngột nào về tình trạng đường huyết và sức khỏe trong thời gian sử dụng thuốc, thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh.
Chuẩn bị sẵn glucagon và đường có tác dụng nhanh
Nếu bạn đang dùng insulin để cho bệnh tiểu đường thì hãy chuẩn bị sẵn glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh, chẳng hạn như viên nén glucose hoặc nước cam để dự trữ chuẩn bị cho trường hợp không may lượng đường trong máu bị tụt xuống quá thấp.
Hi vọng những về "Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?" trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc.
2 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Cảm ơn bạn, mình đọc để biết và chăm sóc người nhà tốt hơn
Cám ơn bạn đã chia sẻ