🔥 Bài đăng hot nhất

Chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không và tình trạng bệnh thế nào. Vậy chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

Tiểu đường 7.2 là gì?

Tìm hiểu về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tình trạng bệnh đối với bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết (glycemic index - viết tắt là GI) biểu thị giá trị nồng độ glucose trong máu, thường được tính với đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Chỉ số này không cố định mà còn tùy thuộc vào thời điểm đo, bởi nồng độ glucose trong máu luôn thay đổi do chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu chỉ số này luôn giữ một mức cao trong một khoảng thời gian dài thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao và ảnh hưởng đến một số chức năng khác của cơ thể.

Đối với người khỏe mạnh bình thường, chỉ số đường huyết dao động trong mức an toàn sau:

  • Đường huyết bất kỳ: Dưới 7.8 mmol/l (140 mg/dl).
  • Đường huyết lúc đói: Dưới 5.6 mmol/l (100 mg/dl).
  • Đường huyết sau ăn: Dưới 7.8 mmol/l (140 mg/dl).
  • Đường huyết khi đo HbA1c: Dưới 5.7%.

Tiểu đường 7.2 được hiểu như thế nào?

Căn cứ vào chỉ số đường huyết, tiểu đường 7.2 là bệnh tiểu đường có chỉ số đo đường huyết lúc đói là 7.2 mmol/l. Đây là ngưỡng cao hơn so với người bình thường nên người bệnh cần chú ý và quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Nếu chỉ xét riêng chỉ số đường huyết tại thời điểm đo lúc đói thì tuy 7.2 mmol/l hơi cao so với giới hạn cho phép nhưng không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây nhiều nguy hiểm nếu duy trì chỉ số này về lâu dài.

Đường huyết cao trong thời gian dài sẽ gây nhiều nguy hiểm như tổn thương tại hệ thần kinh, mạch máu, suy giảm các chức năng trong cơ thể,... Từ đó kéo theo nhiều biến chứng khác như tim mạch, suy thận, đột quỵ,...

Vì thế, tiểu đường 7.2 sẽ không quá nguy hiểm nếu như mới phát hiện. Giai đoạn này là thời điểm vàng để điều trị, có thể kiểm soát tốt để giảm chỉ số đường huyết và duy trì ở mức bình thường nếu như biết nắm bắt cách điều trị hiệu quả.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Như đã đề cập ở trên, tiểu đường 7.2 sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị ngay. Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cũng cần kết hợp một số phương pháp sau tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Các giai đoạn bệnh tiểu đường phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân. Việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết để giảm lượng đường trong máu. Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, rất cần thiết và không thể thiếu đối với các cơ quan, đặc biệt có ảnh hưởng tới tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường thì cần giảm một cách tối đa có thể lượng đường dung nạp vào cơ thể.

Bệnh nhân cần giảm ăn các chất đường bột nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể. Có thể thay thế các chất bột đường sang các thực phẩm như gạo lứt, ngũ cốc, các loại hạt,.... Nên bổ sung nhiều chất xơ để làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra cần uống đủ nước mỗi ngày (1.5 - 2 lít) để tăng lưu lượng máu, bù lại lượng nước đã mất do quá trình đào thải nước tiểu, hạn chế các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên và vừa sức để điều hòa đường huyết và gia tăng sức chịu đựng cho tim. Mỗi ngày, người bệnh nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,...

Việc kiểm soát cân nặng cũng rất quan trọng giúp giảm đường huyết hiệu quả. Nếu thừa cân, béo phì thì cần giảm cân, giảm mỡ bụng để giúp việc chuyển hóa đường trong cơ thể diễn ra đúng cách hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần hạn chế các thói quen làm chỉ số đường huyết tăng giảm thất thường như hút thuốc lá, uống bia rượu, thường xuyên mất ngủ, căng thẳng,...

Trên đây là những giải đáp liên quan đến thắc mắc tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không của người bệnh. Khi mới phát hiện, bệnh nhân cần điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cũng như cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh nhân cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết tại nhà để có sự điều chỉnh hợp lý cũng như giúp bác sĩ có cơ sở để điều trị hiệu quả.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
81
4
7

7 bình luận

Sau khi mình phát hiện bị tiểu đường, bs đâ cho thuốc uống vào buổi sáng trước khi ăn 1 viên. Sau 3 điều trị chỉ số HbA1c từ 11 hạ xuống còn 5.7 , đường huyết từ 11 xuống còn 5.9 . Vậy xin hỏi Bs mình có cần uống thuốc không? Hiện nay chế độ ăn mình tuân thủ theo hướng dẫn.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Không cao lắm, cố gắng điều chỉnh lại về chỉ số an toàn thôi

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình đi test tiểu đường thai kì, nhịn đói và test 3 lần kết quả cuối cùng là 7.8 như vậy có nguy hiểm không ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời
@ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích

Cảm ơn bác sĩ ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Trong lúc mang thai, khoảng tuần 24-28, bác sĩ sẽ cho mẹ bầu kiểm tra tiểu đường thai kì bằng cách uống 75g đường và thử máu sau đó. Nếu đường huyết lúc đói >5.1mmol/l, sau 1g > 10.0 mmol/l, sau 2g > 8.5 mmol/l, tức là có rối loạn đường huyết.

Với kết quả chị mô tả, đường huyết 7.8mmol/l nếu lấy máu sau ăn 1g thì là tình trạng bình thường, còn nếu chỉ số đó là kết quả lúc đói hoặc lấy sau ăn 2g thì đó là bất thường. Khi ấy chị nên đến gặp bác sĩ Nội tiết để được tư vấn cụ thể rõ ràng hơn.

Thân mến!

1 năm trước
Thích
Trả lời
2
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!