Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm mà ngày nay ai cũng có nguy cơ mắc phải. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn có cơ hội phòng tránh những biến chứng khôn lường.
Để biết chính xác mình có mắc bệnh tiểu đường hay không thì cách tốt nhất là phải đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng nếu tình huống chưa cho phép bạn làm điều này nhanh chóng thì bạn có thể áp dụng cách thử tiểu đường tại nhà mà Hello Bacsi gợi ý dưới đây.
Có 2 cách để bạn thử tiểu đường tại nhà gồm sử dụng máy đo đường huyết và kiểm tra HbA1C.
1️⃣ Sử dụng máy đo đường huyết
Điều kiện để áp dụng cách thử tiểu đường này là bạn phải có sẵn máy đo đường huyết tại nhà. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày thông qua các bước sau:
- Rửa tay bằng xà phòng và lau khô (hoặc có thể dùng bông gòn thấm cồn chà xát lên ngón tay)
- Lắp kim lấy máu vào ống bút
- Đặt que thử vào máy đo theo hướng dẫn
- Lấy máu rồi bóp nhẹ đầu ngón tay để đẩy máu ra
- Nhỏ giọt máu vào đầu que thử để kiểm tra kết quả
Nếu chỉ số đường huyết hiển thị là từ 200mg/dL trở lên tức nghĩa bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (theo khuyến cáo của CDC Hoa kỳ), đặc biệt là nếu việc kiểm tra được lặp lại mà vẫn cho kết quả tương tự.
2️⃣ Cách thử tiểu đường tại nhà thông qua xét nghiệm HbA1C
Xét nghiệm HbA1C giờ đây đã có thể thực hiện ở nhà nhưng bạn cũng phải sắm cho mình một thiết bị đo phù hợp. Loại này hiện có bán ở các cửa hàng vật tư y tế hoặc trên những trang thương mại điện tử uy tín.
Các bước thực hiện cũng tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết. Điểm khác là sau khi lấy mẫu, một vài thiết bị sẽ yêu cầu bạn phải trộn mẫu với dung dịch đệm theo máy rồi mới cho hỗn hợp này vào que thử và đọc kết quả. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng mà cách đọc kết quả cũng khác nhau. Có loại sẽ hiển thị trên màn hình như máy đo đường huyết, loại khác thì phải so sánh màu sắc hỗn hợp máu và dung dịch đệm rồi tra trong bảng kết quả.
Theo CDC, kết quả kiểm tra HbA1C từ 6.5% trở lên nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu trong khoảng từ 5.7 – 6.4% sẽ là tiền tiểu đường.
⚠️ Lưu ý: Thử tiểu đường tại nhà không thể thay thế cho xét nghiệm kiểm tra tại bệnh viện. Do đó, nếu bạn tiến hành một trong 2 xét nghiệm trên và có nguy cơ thì tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thêm những thử nghiệm khác nhằm củng cố mức độ kiểm soát đường huyết của mình. Các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lố kết quả. Hơn nữa, việc thăm khám cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vời khuyên về cách ổn định mức glucose máu cũng như tần suất để bạn áp dụng biện pháp thử tiểu đường tại nhà.