🔥 Bài đăng hot nhất

Biến chứng tiểu đường nguy hiểm như thế nào

Em chào mn trong nhóm ạ. Ông em năm nay 70 tuổi, ông bị tiểu đường 10 năm nay uống thuốc đều đặn thì vẫn giữ được bình thường, đến 1 năm gần đây đường huyết buổi sáng ông thử lúc nào cũng cao tầm 9-10 có khi 12-15, ông cũng bị sút cân rất nhanh, e có tìm hiểu thì do tiểu đường cao nên cân nặng cũng bị sút. Ông em ăn uống đầy đủ, bữa trưa tối lúc nào cũng ăn 1 bát rưỡi cơm, dạo này e cũng đã mua sữa tiểu đường cho ông uống được 6 tháng vì vào chiều với đêm ông vẫn bị hạ đường huyết nên e mua sữa để uống sau ăn trưa để chiều tránh tụt. Ông em dạo gần đây đã chuyển qua tiêm để xem có ổn định đường huyết được không, nhưng 1 tuần đầu này đường huyết sáng vẫn 9-10. Em đang lo lắng sợ lâu ngày sẽ bị biến chứng và sụt cân nhiều. Ông cũng hay bị mất ngủ nên em có mua thuốc bổ não an thần thì dạo gần đây đã ngủ ngon hơn ạ. Mọi người có giải pháp nào có thể chia sẻ cho em được không ạ. Em xin chân thành cảm ơn

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
25
1
3

3 bình luận

Chào Ngọc Huyền Nguyễn,

Với tình trạng đường huyết tăng cao vào buổi sáng và hạ thấp vào buổi tối, dao động đường huyết nhiều, cho thấy rằng đường huyết của ông bạn đang chưa được kiểm soát. Điều này do cả chế độ ăn và cả liều thuốc có thể chưa phù hợp, dẫn đến ông bạn tụt đường huyết cuối ngày, sau đó ăn và uống sữa nhiều, làm đường huyết vào ngày hôm sau tăng cao.

Đầu tiên, bác sĩ khuyên ông điều chỉnh lại chế độ ăn uống, ăn 3 cử chính mỗi ngày, hạn chế ăn vặt và đồ ngọt. Thứ hai, bạn nên đưa ông bạn đi tái khám sớm để bác sĩ tư vấn lại chế độ ăn cũng như điều chỉnh lại phác đồ cho phù hợp.

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn nên cho ông đi khám lại với bác sĩ trước giờ theo dõi trình trạng bệnh của ông. Thường thì bác sĩ theo dõi trước giờ sẽ nắm được trình trạng bệnh để đưa ra lời khuyên cụ thể nhất

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng đường huyết cao và sự sụt cân nhanh có thể là biểu hiện của biến chứng tiểu đường. Đường huyết cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho các cơ quan và mạch máu trong cơ thể, gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
  1. Biến chứng tim mạch: Tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ và suy tim.

  2. Biến chứng thần kinh: Tiểu đường có thể gây tổn thương cho hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau và tê bì ở chân, suy giảm cảm giác, và rối loạn chức năng thần kinh.

  3. Biến chứng thị lực: Tiểu đường có thể gây tổn thương cho mạch máu và thần kinh trong mắt, gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, đục thể thủy tinh, và đục võng mạc.

  4. Biến chứng thận: Tiểu đường có thể gây tổn thương cho các cơ quan thận, gây ra suy thận và cần thiết đến việc điều trị thay thế chức năng thận.

  5. Biến chứng chân: Tiểu đường có thể gây tổn thương cho các mạch máu và thần kinh ở chân, gây ra vấn đề về tuần hoàn và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và loét chân.

Để giảm nguy cơ biến chứng và ổn định đường huyết, ông em cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ và thực hiện những biện pháp sau:

  1. Tuân thủ chế độ ăn uống: Ông em nên ăn đủ và cân đối các nhóm thực phẩm, hạn chế đường và tinh bột, ăn nhiều rau và trái cây tươi, và kiểm soát lượng calo.

  2. Tập thể dục: Ông em nên tập thể dục thường xuyên để giúp kiểm soát đường huyết và giảm cân. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào, ông em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  3. Uống thuốc đúng liều: Ông em cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý điều chỉnh liều lượng.

  4. Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Ông em nên kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi tình trạng tiểu đường và điều chỉnh điều trị khi cần thiết.

  5. Điều chỉnh lối sống: Ông em nên tránh stress, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, không hút thuốc, và có đủ giấc ngủ.

Ngoài ra, ông em cần tiếp tục tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh điều trị phù hợp. Chúc ông em khỏe mạnh!

11 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!