Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như: suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, nhiễm toan ceton, cắt bỏ bàn chân,… Vậy bạn đã biết bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?


Bên cạnh tiểu đường gây sụt cân nhanh thì người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng như:

  • Tiểu đường biến chứng tim mạch: Khi huyết áp của bạn cao, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên.
  • Tiểu đường biến chứng thận: Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu.
  • Tiểu đường biến chứng mắt: Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường biến chứng mắt, nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...
  • Đột quỵ: Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Nếu bạn bị rối loạn tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc.
  • Tiểu đường biến chứng thần kinh: Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng tới thần kinh. Trong trường hợp bạn đã có những tổn thương thần kinh thì việc kiểm soát đường máu có thể làm chậm lại tiến triển của rối loạn tiểu đường.
  • Tiểu đường biến chứng da: Những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người bị rối loạn tiểu đường. May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm.
  • Biến chứng “bàn chân đái tháo đường”: Là hậu quả của tổn thương thần kinh, làm giảm cảm giác ở bàn chân khiến người bệnh không phát hiện được các tổn thương xảy ra. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
  • Ketoacidosis tiểu đường (DKA): Là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do rối loạn tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi ketone tích tụ trong máu làm tăng tính axit. Hàm lượng ketone cao có thể gây độc cho cơ thể. Khi mức độ quá cao, bạn có thể mắc Ketoacidosis tiểu đường (DKA). Bạn có thể ngăn chặn nó bằng việc theo dõi sớm các dấu hiệu rối loạn tiểu đường và kiểm tra nước tiểu, máu thường xuyên.


Trên đây là những biến chứng phổ biến nhất thường gặp ở bệnh nhân mắc rối loạn tiểu đường. Người bệnh cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa tiểu đường biến chứng hiệu quả.

1
12k
1 Bình luận

1 bình luận

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm

9 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!