Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Gạo lứt
Khác với gạo trắng, gạo lứt giữ được lớp cám chứa nhiều chất xơ, khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Song song đó gạo lứt còn có khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường nên hoàn toàn không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra gạo lứt còn cung cấp vitamin B1 và vitamin B12 có thể ngăn ngừa tê phù ở chân, tay.
Yến mạch
Thay vì phải sử dụng cơm trắng để nấu cháo, bạn có thể thay chúng bằng yến mạch. Ngoài ra yến mạch còn chế biến được thành nhiều món khác nhau thông qua sự kết hợp với các loại trái cây, sữa chua, các loại hạt…. Giúp hỗ trợ dinh dưỡng cho cơ thể.
Hạt chia, hạt lanh
Nhờ cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt… nên hạt chia rất được tin dùng trong các thực đơn dành riêng cho người bị tiểu đường. Không những giúp ích cho việc kiểm soát đường huyết mà hạt chia còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp và huyết áp.
Khoai lang
Khoai lang là một lựa chọn phù hợp cho người bị tiểu đường nếu muốn thay thế cơm trắng. Tinh bột của khoai là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là sẽ không làm tăng đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, ăn khoai lang còn giúp no lâu và cải thiện hoạt động của insulin.
Nguyên tắc ăn uống cho người bị tiểu đường
Tiểu đường là một căn bệnh không lây nhiễm nhưng chúng ảnh hưởng rất lớn đối với cơ thể và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì thể người bị tiểu đường nên chú ý đến các nguyên tắc sau để đảm bảo chế độ ăn phù hợp:
Nguyên tắc 1: Chia nhỏ các bữa ăn. Khi bị tiểu đường việc ăn nhiều bữa quá no trong ngày sẽ khiến cơ thể dễ bị tăng đường huyết. Vì vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn với nhau. Không nên để cơ thể quá đói hoặc quá no rất dễ gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết có trong máu.
Nguyên tắc 2: Hạn chế ăn tinh bột từ đường, gạo, mì, bánh kẹo… Thay vào đó người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và các loại thịt nạc, đậu phụ, cá…
Nguyên tắc 3: Uống nhiều nước, việc làm này sẽ giúp hạ đường huyết rất tốt trong các trường hợp khẩn cấp.
Nguyên tắc 4: Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập đều đặn để tránh tăng đường huyết.
Như vậy có thể thấy ngoài cơm trắng, vẫn còn rất nhiều thực phẩm khác giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
đa dạng thực phẩm cho người tiểu đường
tiểu đường hạn chế cơm trắng có thể thay thế bằng các thực phẩm này