🔥 Bài đăng hot nhất

Bệnh tiểu đường

Tôi khá cân nhắc khi tiếp nhận thông tin trên trang helobacsi. Bởi thông tin khuyến cáo tiểu đường Không nên ăn: Bắp (ngô), khoai tây, khoai lang, .... Nhưng lại có thông tin:" nếu bạn đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn được khoai lang không thì câu trả lời là ĐƯỢC. Rất mong nhận được ý kiến của Helobacsi. Trân trọng.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
33
2
5

5 bình luận

Ăn lượng ít vẫn đc ấy bác ạ

4 tháng trước
Thích
Trả lời

đợt mình cũng bị tiểu đường thai kì vẫn ăn được nhưng ăn ít lại 1 khoanh thôi ấy ạ

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào em.

Trước hết cần phải hiểu chế độ ăn cho người tiểu đường là ăn các thực phẩm chứa ít cacbohydrat, chứ không phải không ăn tuyệt đối. Đối với khoai lang cũng vậy, khoai lang có chỉ số đường huyết thấp hơn, có các chất xơ tốt , có khả năng điều hoà lượng đường tốt hơn. Tuy nhiên ăn cần lượng vừa đủ, không ăn thường xuyên. Khuyếch khích dùng khoai lang tím và phương pháp luộc.

Em tham khảo bài viết dinh dưỡng.

Gõ tìm kiếm: sweet potato and diabetes?

Chúc em sức khỏe tốt.

5 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Bs. Hồ Minh Tâm

Dạ, em đã hiểu. Rất cảm ơn bác sĩ Hồ Minh Tâm ạ. Chúc bác sĩ sức khỏe, hạnh phúc và thành công ạ

5 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Theo thông tin và nghiên cứu, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang một cách hợp lý và có lợi cho sức khỏe. Khoai lang chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt, như beta-carotene, có thể giúp kiểm soát đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn khoai lang cần được kiểm soát lượng và kết hợp với chế độ ăn uống cân đối.

Đối với bắp ngô, mặc dù nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng nên kiểm soát lượng ăn do bắp ngô có chỉ số đường huyết cao. Việc chế biến và kết hợp bắp ngô trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và kiểm soát đường huyết.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn khoai lang và bắp ngô, nhưng cần kiểm soát lượng và kết hợp với chế độ ăn uống cân đối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên chi tiết và phù hợp nhất.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, hãy tiếp tục đặt câu hỏi. Chúc bạn sức khỏe!

5 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!