Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống, kiêng khem thường rất khắt khe. Nhiều người đặt ra thắc mắc người bị tiểu đường uống được nước dừa không? Tiểu đường ăn gì và kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc trên.
1. Tiểu đường uống nước dừa được không?
Nước dừa là một món thức uống giàu dinh dưỡng và khoáng chất, được rất nhiều người ưa thích. Vậy tiểu đường có uống được nước dừa không? Câu trả lời là có.
Với hàm lượng đường thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường. Nước uống này mang đến những công dụng sau:
- Giúp giảm đường huyết: Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine. Những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
- Ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường: theo một số nghiên cứu, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận...
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ gan và chất béo trung tính có trong máu. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Tuy nhiên, để chứng minh những lợi ích của nước dừa với bệnh nhân tiểu đường thì vẫn cần những nghiên cứu có quy mô lớn hơn.
2. Tiểu đường ăn gì và kiêng gì?
Ngoài lưu ý trong việc uống nước dừa, bệnh nhân tiểu đường ăn gì và kiêng gì cũng được rất nhiều người quan tâm.
Những thực phẩm người bị tiểu đường nên kiêng bao gồm:
- Tránh xa các thực phẩm có chứa nhiều đường: Người bệnh tiểu đường nên kiêng tuyệt đối bánh kẹo ngọt, các loại nước ngọt, hoa quả sấy khô và các loại của có chứa nhiều đường...
- Đồ ăn chứa nhiều tinh bột: Người bệnh cần hạn chế tối đa hàm lượng cơm trắng, thay vào đó là các loại tinh bột lành mạnh khác như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ...
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu... có nguy cơ làm thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh tiểu đường, đồng thời dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật: Nếu dung nạp quá nhiều chất béo động vật vào cơ thể, hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
- Tránh xa chất kích thích: Người bệnh cần từ bỏ đồ uống có cồn như rượu bia, bỏ thuốc lá... để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thực phẩm tốt mà người bệnh tiểu đường cần bổ sung:
- Trái cây ít đường: Trong trái cây có chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất tự nhiên giúp lượng đường được cân bằng ở mức ổn định. Các loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn là táo, bưởi, cam, ổi, dâu tây...
- Rau xanh: Đây là nguồn vitamin, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa rất tốt cho người mắc đái tháo đường. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn các loại rau củ tươi như bông cải xanh, cải xoong, củ cải, rau bina...
- Thịt nạc: Thịt nạc là thực phẩm có chứa đạm dễ hấp thu, giúp người bệnh cải thiện lượng đường trong máu, đồng thời ngăn ngừa được bệnh ung thư.
- Các loại cá: Cá có tác dụng làm giảm các cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi cho cơ thể. Người bệnh nên ăn cá mỗi ngày để có một sức khỏe tốt hơn.
- Chất béo lành mạnh: Có chất béo có nguồn gốc tự nhiên như dầu oliu, dầu mè, đậu phộng, hạnh nhân, óc chó... sẽ giúp cơ thể lưu thông máu dễ dàng hơn, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng cao, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt chia, hạt é, hạt vừng, hạt bí... cũng là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.
Như vậy, bài viết đã giải đáp tiểu đường uống được nước dừa không, tiểu đường ăn gì và kiêng gì. Hãy ghi nhớ những lưu ý trên để có một sức khỏe thật tốt, ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Cảm ơn bạn chia sẻ, giúp người tiểu đường có thêm lựa chọn
Theo bài viết là mình uống được nha mọi người, uống lượng vừa phải sẽ rất tốt