Gần đây em hay bị đói dù ăn nhiều hơn trước, hay khát nước dù em uống nước rất nhiều. Em cũng thuộc dạng thừa cân thì như vậy có phải em bị tiểu đư
... Xem thêmBệnh Đái Tháo Đường
Bác sĩ ơi cho em hỏi, bệnh đái tháo đường thì phần sinh lý và bệnh lý khác nhau như thế nào? Và những bệnh nào nghiêm trọng khi bệnh đái tháo đường vậy ạ?
5 bình luận
Mới nhất
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hello Bacsi. Đái tháo đường là một bệnh lý nên tôi hiểu câu hỏi của bạn là "đường huyết sinh lý và bệnh lý khác nhau như thế nào?" đúng không?
Tuyến tụy tiết ra insulin và glucagon. Cả hai hormone này hoạt động cân bằng và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Insulin và glucagon giúp duy trì một trạng thái gọi là cân bằng nội môi, trong đó các tình trạng bên trong cơ thể duy trì ổn định. Khi đường huyết quá cao, tuyến tụy sẽ tiết insulin nhiều hơn. Khi đường huyết hạ thấp, tuyến tụy sẽ giải phóng glucagon để tăng mức đường huyết.
Sự cân bằng này giúp cung cấp đủ năng lượng cho các tế bào đồng thời ngăn ngừa tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu ở mức cao kéo dài.
Lượng đường huyết là thước đo để đánh giá mức độ hiệu quả của cơ thể sử dụng glucose.
Chỉ số này thay đổi trong ngày. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, insulin và glucagon giữ cho lượng đường huyết trong phạm vi lành mạnh.
Khi cơ thể không chuyển hóa đủ glucose, lượng đường huyết vẫn ở mức cao. Insulin giúp các tế bào hấp thụ glucose, giảm lượng đường huyết và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Khi lượng đường huyết quá thấp, tuyến tụy sẽ tiết ra glucagon. Glucagon giúp gan giải phóng glucose dự trữ, từ đó làm tăng mức đường huyết.
Các tế bào tiểu đảo trong tuyến tụy có nhiệm vụ giải phóng cả insulin và glucagon. Tuyến tụy chứa nhiều cụm tế bào này. Có một số loại tế bào tiểu đảo khác nhau, bao gồm tế bào beta giải phóng insulin và tế bào alpha giải phóng glucagon.
Khi cơ thể không tiết/tiết không đủ insulin hoặc các mô sử dụng insulin không hiệu quả thì sẽ gây ra bệnh lý đái tháo đường.
Khi bạn bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này, bệnh tiểu đường có thể làm giảm chất lượng cuộc sống hoặc gây ra những ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như tim, thận, thần kinh, mắt...
Biến chứng tiểu đường được chia làm hai loại: mãn tính và cấp tính1.
I. BIẾN CHỨNG MÃN TÍNH
Là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
1. Biến chứng mắt
2. Biến chứng về tim mạch
3. Biến chứng về thần kinh
4. Biến chứng về thận
5.Biến chứng nhiễm trùng
II. BIẾN CHỨNG CẤP TÍNH
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
1. Hạ đường huyết
2. Hôn mê
Hy vọng những thông tin Hellobacsi cung cấp hữu ích cho bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
id.hellobacsi.com
Những biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, đột quỵ, biến chứng thận, thần kinh, bàn chân, võng mạc đó bạn
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Đái tháo đường nó gây nhiều biến chứng như tim mạch, bệnh lý bàn chân, bị tay lở, biến chứng lên mắt và bị về thận, trước đó còn có thể bị về dạ dày nữa. Nhiều lắm. Mà cái nào cũng nghiêm trọng hết, nên bạn cố gắng kiểm soát đường huyết ổn định, khám định kì để kéo dài thời gian tránh bị biến chứng nhé