avatar

Tạo bài đăng của bạn

Hỏi bác sĩ miễn phí

Icon heart

Đăng bài chia sẻ

Bài đăng hot nhất

LÀM SAO ĐỂ CHỌN ĐƯỢC BÌNH SỮA PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA BÉ?

Bình sữa là đồ vật mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên khi chọn bình sữa cho con lại khiến mẹ bối rối bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại.

Dưới đây là 1 số tiêu chí mẹ cần nắm rõ để chọn được bình sữa phù hợp cho con mẹ đừng bỏ qua nhé!

+ Hình dạng đế bình: Đế chai phổ biến có 2 hình dạng: đế rộng và đế tiêu chuẩn. Nếu bé cũng đang bú mẹ thì mẹ nên chọn bình sữa có đế rộng để giúp bé dễ dàng chuyển đổi giữa bú mẹ và bú bình.

+ Hình dạng núm vú: núm vú có thể tròn, phẳng hoặc chỉnh hình. Mỗi bé sẽ có 1 sở thích với núm vú khác nhau nhưng nếu bé mới bắt đầu bú bình mẹ nên chọn núm vú tròn để thúc đẩy bé mút mạnh hơn.

+ Tốc độ chảy của núm vú: Mẹ nên bắt đầu với núm vú có tốc độ chảy chậm là tốt nhất và đừng quên tăng size núm theo tháng tuổi phù hợp của bé.

+ Chất liệu bình sữa: Hiện nay có 3 loại chất liệu bình sữa mẹ có thể mua dễ dàng là nhựa, silicone, thủy tinh. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
80
5
4
Xem thêm bình luận
3 điều mẹ cần lưu ý khi cho con ăn dặm

1️⃣ Điều chỉnh lượng thức ăn tăng dần theo khả năng tiêu hóa của con, cũng như theo độ tuổi: Ví dụ, vào bữa đầu tiên, mẹ chỉ cho con ăn nửa thìa. Sau đó 2, 3 ngày sẽ tăng lên thành 1 thìa,...


2️⃣ Điều chỉnh dần hình thức ăn bổ sung phù hợp theo độ tuổi của con. Vì ở từng giai đoạn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cũng dần tăng lên.

Ví dụ, từ 5 tháng, mẹ có thể cho bé làm quen với thức ăn xay nhuyễn, mịn,... Từ 6 - 7 tháng, trẻ đã ăn được đồ bán rắn. 9 - 12 tháng có thể ăn được đồ ăn như cơm nhão, chuối,...


3️⃣ Cho con ăn đồ ăn từ đơn giản đến phức tạp vì hệ tiêu hóa của con còn chưa đủ mạnh, dễ bị khó tiêu hay tiêu chảy. Vì vậy, mẹ không được cho con ăn quá no và bắt đầu từ các món mì, rau củ xay nhuyễn, rồi đến cháo, sau đó mới thêm thịt ăn dặm vào.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
Xem thêm bình luận
Vì sao sau khi sinh nên cho trẻ tiếp xúc da kề da ngay?

Lợi ích từ da kề da sau sinh

Tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử, phụ tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa cha mẹ và trẻ.

  • Trẻ được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết:

Trẻ đang được giữ ấm trong tử cung của người mẹ khi ra môi trường tự nhiên lạnh hơn trẻ dễ bị hạ thân nhiệt. Da của người mẹ đặc biệt là vùng ngực luôn ấm áp nên khi da trẻ tiếp xúc trực tiếp với da mẹ sẽ được ủ ấm. Tiếp xúc da kề da cũng giúp trẻ tự điều chỉnh được nhịp tim, nhịp thở được ổn định hơn. Trẻ được ủ ấm sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng để giữ ấm cơ thể, mặt khác trẻ cũng được bú mẹ sớm hơn do đó ở trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ sẽ có đường huyết ở mức cao và ổn định hơn trẻ không được áp dụng phương pháp này.

  • Trẻ ít quấy khóc hơn:
... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
4
Xem thêm bình luận
6 món nước ép hoa quả thơm ngon cho trẻ

Thay vì cho trẻ uống nước lọc khi ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm nước ép hoa quả cho trẻ uống để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết. Trẻ 6 tháng tuổi uống nước hoa quả gì? dưới đây là những gợi ý cho mẹ 6 món nước ép hoa quả thơm ngon cho trẻ nhé.


Nước ép táo: Trái cây cho bé 6 tháng tuổi không thể bỏ qua quả táo. Mẹ chuẩn bị 1 đến ½ quả táo, gọt vỏ, xắt miếng, đem ép lấy nước hoặc hấp chín táo rồi vắt lấy nước cho bé uống. Táo được khuyên dùng cho bé vì chứa nhiều vitamin C, carbohydrate, kali và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.

Nước ép lê: Bé 6 tháng uống được nước ép gì? Tương tự như làm nước ép táo, trong nước lê có lượng nhỏ vitamin C, K, đồng và kali, giàu chất xơ giúp cho dạ dày được làm sạch hiệu quả, nhuận tràng, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, giải độc.

Nước ép cà chua: 2 quả cà chua cỡ vừa rửa sạch, lột vỏ, bỏ hạt, dùng thìa mài nhuyễn, lọc quả vải màn sẽ được nước cà chua cho bé uống.

Nước ép dưa hấu:

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
120
14
4
Xem thêm bình luận
Bé bỗng dưng bỏ bú bình mẹ phải làm sao

Bé bỗng dưng bỏ bú bình là điều khiến nhiều mẹ lo lắng. Việc này có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nên điều cần thiết lúc này là mẹ cần bình tĩnh quan sát bé xem nguyên nhân đến từ đâu và tìm cách giúp trẻ quay lại với chiếc bình thân thương nhé.


Dưới đây là nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình mẹ nên tìm hiểu nhé.

Bình sữa có mùi lạ: Nguyên nhân khiến trẻ bỏ bú bình? Trẻ em rất nhạy cảm với mùi vị. Việc gắn bó thân thuộc với một mùi nào đó giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Mẹ thử kiểm tra xem liệu có phải mẹ đã thay đổi quy trình nào đó khiến chiếc bình và sữa của con có mùi vị không giống mọi khi? Chẳng hạn như bình rửa chưa sạch, có mùi lạ, sữa có mùi bất thường.

Bé đã nhận ra sự khác biệt giữa ti mẹ và núm vú giả: Đây là điều khá khó khăn với một số mẹ. Bởi các mẹ phải kết hợp cả bú bình lẫn bú mẹ. Khi mới 1, 2 tháng đầu có thể bé không nhận ra sự khác biệt này và vẫn chịu bú ngon lành. Nhưng từ 3 tháng trở đi, khả năng nhận biết, học hỏi về giá

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
10
2
Xem thêm bình luận
NHỮNG SAI LẦM NÊN TRÁNH KHI NUÔI CON BẰNG SỮA HỘP

Dưới đây là những lưu ý khi cho con dùng sữa hộp. Mẹ hãy lưu lại ngay để chăm sóc con đúng cách giúp con khỏe mạnh nhé:

- Thay đổi sữa không rõ lí do: Bé không lên cân có thể do nhiều nguyên nhân chứ không phải vì sữa này tốt hơn sữa kia.

- Trộn nhiều loại sữa với nhau: làm mất đi tính cân đối của mỗi loại sữa, thời gian mở một hộp sẽ lâu hơn, sữa dễ bị vón cục và mất chất dinh dưỡng cũng như dễ bị nhiễm khuẩn.

- Pha sữa không đúng nồng độ: Pha loãng hơn hay đặc hơn so với hướng dẫn của nhà sản xuất đều không tốt và sẽ làm cho bé bị suy dinh dưỡng, nôn trớ hoặc tiêu chảy.

- Dùng nước rau củ như củ dền, cà rốt để pha sữa: Làm thế sẽ dễ khiến cho bé bị ngộ độc nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

- Dùng nước cháo để pha sữa: Bé dễ bị tiêu chảy vì trước 4 tháng tuổi bé chưa có khả năng tiêu hóa được bột. Ngoài ra còn làm bé béo lên nhưng lại không cao vì chế độ ăn có nhiều chất bột nhưng lại thiếu chất đạm.

- Pha sẵn sữa cho bé bú tro

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2
Xem thêm bình luận
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng thường bao gồm một số loại rau củ quả, loại dễ tiêu hóa. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn để bé dễ ăn và không bị nghẹn.

Nếu bé không thích và từ chối món ăn nào đó, mẹ không được ép mà nên ngưng 2-3 ngày sau mới cho bé thử lại. Giai đoạn này, mẹ chủ yếu nên tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa để con rèn các phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.

Ba mẹ nhớ dùng rây để xay nhuyễn, không dùng máy xay. Làm như vậy sẽ tách các nguyên liệu ra để bé có thể nếm được hương vị ban đầu của thức ăn.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây
  • Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai
  • Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây

Các mẹ biết không. Hành tây là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn ă

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3
2
Xem thêm bình luận
Nấu nước dashi khi cho con ăn dặm kiểu Nhật


Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Mẹ nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ quả sẽ tốt cho con hơn hết. Cách nấu nước dashi cũng khá đơn giản, mẹ tham khảo các bước dưới đây nhé:

Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.

Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, rồi cho nguyên liệu vào, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút rồi lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn bột, ăn cháo…

Nếu mẹ muốn biết thêm một số công thức làm nước dashi, có thể tham khảo các công thức dưới đây:

Công thức 1: Cà rốt, khoai tây, quả su su, đậu cove.

Công thức 2: Su hào, rau cải thảo, sup lơ xanh, trắng.

Công thức 3: Hành tây, rau bắp cải, củ cải trắng.

Công thức 4: Các loại nước luộc rau như: rau cải, rau chân vịt.

Công thức 5: Dùng bột dashi cô đặc của Nhật pha thành nước dashi

... Xem thêm
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
18
3
2
Xem thêm bình luận
Cách gọi sữa về cho mẹ ít sữa

Mình học được cách gói sữa về nhiều cho mẹ ít sữa, thấy hiệu quả nên mình chia sẻ lại cho các mẹ đây ạ. Các mẹ áp dụng thử, hiệu quả hay thì vào feedback lại cho mình biết với nha.

Nguyên liệu:

  • Một quả dừa non
  • 200 g ý dĩ, hoặc thay bằng gạo nếp, nếu dùng gạo nếp thì cho ít hạt sen các mon nhé,

Lưu ý : mon nào sinh mổ vết mổ chưa lành thi không dùng gạo nếp nhé

Cách làm:

Mở nắp quả dừa như khi ta uống nước dừa vậy

Cho ý dĩ vào quả dừa, dùng nước dừa đổ ngập

Đậy nắp quả dừa lại

Hấp cách thủy khoảng 30 phút cho ý dĩ chín mềm, gạo nếp thi chúng ta đun lâu hơn nhé,

Ăn cả ý dĩ và cùi dừa, yên tâm ăn món này mẹ không tăng kg đâu nhé

CHÚC CÁC MOM THÀNH CÔNG!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
39
5
2
Xem thêm bình luận
Nuoi con bằng sữa mẹ

Các m ơi bé mình hơn 5thang roi mà chỉ bú 1 bên vú . Có cách nào cho bé ti cả 2 bên kg ạ . Xin cảm ơn

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2
1
Giới thiệu về nhóm
Tham gia vào Cộng đồng Nuôi Dạy Con để chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui làm cha mẹ! Đặc biệt, bạn còn có thể đặt câu hỏi ... Xem thêm
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo