Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?

Bắp (hay ngô) là thực phẩm thông dụng thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy vậy, vị ngọt và lượng tinh bột đến từ loại quả này sẽ khiến nhiều người, nhất là những mẹ bầu mắc bệnh nhân đái tháo đường ái ngại không biết bị tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?


Theo các bác sĩ, mẹ bầu vẫn có thể ăn được bắp nhưng cần hết sức thận trọng. Mặc dù bắp thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nhưng nếu tiêu thụ lượng lớn thực phẩm này sẽ có nguy cơ tăng đường huyết mất kiểm soát.


Do đó, lời khuyên rằng mẹ bầu nên ăn bắp đã nấu chín vừa đủ (lượng khuyến nghị là nửa quả nhỏ - tương đương 15g carbohydrate) và nên theo dõi lượng đường huyết sau ăn nhằm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.


Ăn bắp đúng cách sẽ cung cấp chất xơ cùng loạt các dưỡng chất thiết yếu như acid folic, vitamin B6, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.


15 thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?Tiểu đường thai kỳ ăn bắp được không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
41
1
2

2 bình luận

Chào mẹ

Ngô (hay bắp) là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, việc tiêu thụ ngô cần phải cân nhắc. Dưới đây là một số thông tin về ngô mà mẹ bầu cần lưu ý:

Lợi ích của ngô:

  1. Giàu chất xơ: Ngô chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ cảm giác no, có thể giúp kiểm soát đường huyết.
  2. Chứa vitamin và khoáng chất: Ngô cung cấp nhiều vitamin B, vitamin C, và khoáng chất như magiê và kali, có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu.

Lưu ý khi ăn ngô:

  1. Kiểm soát khẩu phần: Mẹ bầu nên ăn ngô ở mức vừa phải, khoảng 100-150g/ngày (tương đương với khoảng 1 bắp ngô luộc hoặc hấp). Tránh tiêu thụ quá nhiều, vì ngô có chứa carbohydrate, có thể làm tăng đường huyết.
  2. Chọn ngô nguyên hạt: Nên chọn ngô nguyên hạt (như ngô luộc hoặc ngô nướng) thay vì các sản phẩm chế biến sẵn như bắp rang bơ hoặc ngô đóng hộp có thêm đường và muối.
  3. Kết hợp với thực phẩm khác: Khi ăn ngô, mẹ bầu nên kết hợp với các thực phẩm khác để làm giảm chỉ số đường huyết, chẳng hạn như ăn kèm với protein (thịt, trứng) hoặc rau xanh.
  4. Theo dõi đường huyết: Sau khi ăn ngô, mẹ bầu nên kiểm tra đường huyết để theo dõi cách cơ thể phản ứng với ngô. Nếu đường huyết ổn định thì mẹ có thể ăn mà không cần thử lại mẹ nhé
  5. Mẹ bầu có đường huyết không ổn định không nên ăn nhiều ngô mẹ nhé

Chúc mẹ mang thai khỏe mạnh

BS Hoàng Công Hải


6 tháng trước
Thích
Trả lời

ăn bắp ngọt thì nên hạn chế ấy chứ nhỉ

8 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo