🔥 Bài đăng hot nhất

Thai 15 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ bầu cần bổ sung gì?

Thai 15 tuần nặng bao nhiêu?

Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Còn lúc này thai 15 tuần nặng bao nhiêu? Theo một số nghiên cứu ở Hoa Kỳ, ở giai đoạn này thai có chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 16,7cm, nặng khoảng 117g, tương đương kích thước 1 trái táo trung bình.


Một số mẹ cũng muốn biết chiều dài đầu mông của thai 15 tuần. Nhưng theo bác sĩ, con số này chỉ mang tính chất tương đối, giai đoạn này thai nhi đã có những cử động thân mình vì vậy chiều dài đầu mông không còn là chỉ điểm sinh trắc tin cậy, khi đó bác sĩ siêu âm sẽ khảo sát kích thước thai dựa trên những chỉ số khác chính xác hơn và thường bầu sẽ không bao giờ nghe bác sĩ đề cập tới chiều dài thai nhi kể từ 14 tuần.


Thai 15 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ thắc mắc thai 15 tuần phát triển như thế nào? Tuần này, bé yêu đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ.


Luyện tập thở: Trước hết, bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Những hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi.

Chuyển động chân và tay: Chân của bé đang phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay. Bé đã có thể chuyển động tất cả các khớp và chi.

Hoạt động thị giác: Tiếp đến, bé đang hình thành phản xạ thị giác. Dù đôi mắt vẫn đang khép chặt, bé đã cảm nhận được ánh sáng chiếu xuyên qua thành bụng mẹ. Tuy nhiên đây là giác quan phát triển sớm nhưng kéo dài nhất, và chức năng thị giác hoàn chỉnh có thể cần thêm một thời gian ngắn sau sinh.

Bắt đầu phát triển vị giác và khứu giác: Thai 15 tuần tuổi cũng đã bắt đầu cảm nhận được một số mùi và vị thông qua nước ối.

Bắt đầu cử động: Lúc này, bé vặn mình và cử động rất nhiều, nhưng hãy còn khá sớm để mẹ cảm nhận được những cử động thai đó, nhất là đối với những mẹ mới lần đầu mang thai.

Khi bầu 15 tuần, cơ thể bé cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 15 tuần phát triển tốt

1. Mẹ bầu nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, khi mang thai 15 tuần; mẹ cần tiếp tự duy trì chế độ ăn đa dạng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tiếp tự bổ sung sắt, acid folic và canxi:


Bổ sung trái cây và rau xanh trong chế độ ăn, uống đủ nước để tránh táo bón và cung cấp vitamin cho cơ thể.

Dùng sữa và các sản phẩm từ sữa vì bạn cần canxi cho sự phát triển xương của thai nhi.

Bổ sung protein, đặc biệt là thịt nạc, cá nhiều dầu, trứng, thịt bò…

Ăn trứng nấu chín kỹ để có được một số axit béo omega 3.

2. Cách vận động trong khi mang thai 15 tuần


Do vóc dáng cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi, chế độ tập luyện cũng nên thay đổi. Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, mẹ cần bảo đảm an toàn, cân bằng và thoải mái trong khi luyện tập.


Với những trường hợp đau dây thần kinh, khi đi ngủ mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối sao cho tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Vì khi trọng lượng tử cung và bé đè lên dây thần kinh này, mẹ sẽ cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở vùng dưới mông và chân.


Hoặc mẹ có thể ngủ với tư thế nằm nghiêng, dồn trọng tâm ngửa vào đầu gối để tránh áp lực lên dây thần kinh. Một gợi ý khác nữa là, khi ngồi, Mẹ hãy cố gắng để hai chân nâng lên một chút bằng cách gác lên dụng cụ để chân.


3. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu: Những điều cần lưu ý

- Những điều nên làm:


Uống đủ nước.

Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giờ.

Ăn uống khoa học và đúng thời điểm.

Tập thể dục điều độ để đối phó với các cơn đau nhức

- Những điều không nên làm:


Tiếp xúc với những nơi bị ô nhiễm hoặc bẩn thỉu.

Tập luyện quá sức.

Dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Suy nghĩ tiêu cực.

Bỏ đói bản thân.

4. Hỏi về tiền sản giật


Tiền sản giật thường phát triển vào cuối thai kỳ, sau thai tuần 20 triệu chứng có thể bao gồm tăng huyết áp, tiểu ra protein, phù và gây rối loạn nhiều chức năng cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.


Nếu mẹ có nguy cơ cao bị tiền sản giật (điều này sẽ được bác sĩ đánh giá qua hỏi tiền sử mang thai, bệnh sử, tiền sử gia đình…) hãy hỏi bác sĩ về việc dùng aspirin liều thấp. Các nghiên cứu lưu ý rằng dùng một liều nhỏ hàng ngày từ đầu tam cá nguyệt thứ 2 có thể tác dự phòng tiền sản giật ở đối tượng nguy cơ cao.


Tuy nhiên, mẹ cần hỏi bác sĩ chứ không được tự ý mua dùng nhé. Bên cạnh đó, cung cấp đủ canxi nếu chế độ ăn thiếu canxi cũng có lợi trong việc dự phòng bệnh lí này, nên các mẹ không nên ngó lơ nhé.


5. Tìm hiểu chiều cao cơ bản của bé


Cách đơn giản nhất để đo kích thước thai nhi là theo dõi kích thước tử cung của mẹ. Để theo dõi sự phát triển và vị trí của thai nhi, bác sĩ sẽ bắt đầu đo khoảng cách giữa đỉnh xương mu và đỉnh tử cung của bạn để xem kích thước của con bạn.


6. Siêu âm thai nhi tuần thứ 15

Siêu âm tuần này sẽ cho biết con mẹ đang thực hiện co duỗi người nhiều nhưng bạn không hề nhận ra. Lúc này, tất cả các chi và khớp của bé đã được hình thành nhiều hơn; chắc chắn thai nhi sẽ vặn vẹo rất nhiều. Song mẹ chỉ có cảm giác ọc ách nhẹ bên trong bụng. Thai nhi cũng có khả năng bị nấc cụt.


7. Hỏi về phương pháp chọc dò màng ối


Chọc ối để làm gì? Nước ối sẽ cho mẹ biết tình hình sức khỏe của thai nhi. Phương pháp chọc dò nước ối sẽ giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi và chẩn đoán các dị tật bẩm sinh; và một loạt các bất thường nhiễm sắc thể (nếu có). Tất nhiên là mẹ chỉ có thể nghe bác sĩ đề cập tới thủ thuật này khi tình trạng thai có vấn đề hay nghi ngờ bất thường.


Chọc ối có thể được thực hiện từ tuần 16 đến 20 cho những người có nguy cơ cao về các vấn đề di truyền hoặc nhiễm sắc thể hoặc nghi ngờ nhiễm trùng bào thai. Sau thủ thuật, nước ối được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra các tình trạng như hội chứng Down. Vậy mẹ đã biết chọc ối để làm gì rồi đúng không?


=> Mẹ bầu nên thường xuyên quan tâm và theo dõi các chỉ số phát triển cân nặng của bé, đặc biệt là từ tuần thai thứ 15. Chúng tôi vừa cung cấp một số thông tin về thai 15 tuần nặng bao nhiêu gam, mong rằng sẽ giúp các mẹ bầu nắm được tiến độ phát triển của thai nhi, và giúp các mẹ bầu điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho phù hợp.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8800
12
28

28 bình luận

Thai 15 tuần thì kiểm tra những gì ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Tuần 15 là bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 rồi, cơ thể mẹ bầu cũng thay đổi, em bé phát triển lớn hơn, cứng cáp hơn chút

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bài chia sẻ hữu ích lắm ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Những bài chia sẻ như thế này thật hữu ích cho các mẹ bầu lần đầu mang thai

1 năm trước
Thích
Trả lời

cảm ơn chia sẻ của b nha

1 năm trước
Thích
Trả lời
@mẹ Bắp Cải

Rất vui vì bài viết giúp ích được cho bạn và mọi người

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thỏa thích tạo câu hỏi để bác sĩ trả lời miễn phí cho riêng bạn. Tham gia Cộng đồng Hello Bacsi ngay!

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Community Admin

Em thấy nhiều bài được bác sĩ tư vấn thích ghê

2 năm trước
Thích
Trả lời

mình đọc tìm hiểu từng giai đoạn luôn á, để hiểu lúc đó bé phát triển tới đâu, nên ăn gì ko ăn gì

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Loan Phạm

Như vậy là tốt mom ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bạn đã tham gia Cộng đồng Hello Bacsi chưa? Click ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN để nhận vô vàn ưu đãi từ Cộng đồng nha bạn ơi!

2 năm trước
Thích
Trả lời

Giờ thì các mẹ hết thắc mắc thai 15 tuần nặng bao nhiêu rồi nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Trương Ánh Ngọc

Nhất là các mẹ tập đầu hay thắc mắc v lắm

1 năm trước
Thích
Trả lời

bt mình ít ăn rau lắm nhưng có bầu cái phải ráng ăn rau vô, tập từ từ từ ít mới lên dc xíu 😅

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Hong Hanh

Y chang nhau luôn mom ơi

1 năm trước
Thích
Trả lời
Xem thêm 7 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo