🔥 Bài đăng hot nhất

Mách mẹ cách đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm đúng

Đọc kết quả khám thai, kết quả siêu âm như thế nào cho đúng là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Cứ đến hẹn đi khám, mẹ bầu nào cũng nóng lòng muốn biết kết quả khám, siêu âm thai của mình có tốt không, những thông số trên giấy khám nói lên điều gì? Bài chia sẻ này sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm như thế nào cho đúng, mẹ bầu hãy theo dõi bài viết này nhé

1.Cách đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm chuẩn

Có rất nhiều chỉ số siêu âm thai nhi quan trọng được hiển thị trong tờ kết quả siêu âm, chúng thường được thống nhất theo chuẩn chung quốc tế, vì vậy tại bất cứ phòng khám nào, bất cứ máy siêu âm nào mẹ cũng sẽ bắt gặp những ký hiệu cơ bản sau:

CRL – crown rump length (chiều dài đầu mông): Trong khoảng 4 – 5 tháng đầu, cơ thể bé chưa phát triển hoàn toàn nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân, thay vào đó sẽ dùng thông số chiều dài đầu mông. Đến những tuần cuối, bác sĩ sẽ thường đo chiều dài đầu chân để xác định bé phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng

BPD – biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh) là mặt cắt lớn nhất tính theo vòng đầu bé

TTD – Đường kính ngang bụng, tính theo mặt cắt ngang bụng của em bé

AC (Abdominal Circumference) – Chu vi vòng bụng. Đây là một chỉ số quan trọng liên quan mật thiết đến cân nặng của thai nhi, đặc biệt đến các tháng cuối thai kỳ, thai nhi tăng cân chủ yếu do sự tích tụ chất glycogen, chất béo.

FL (Femur length): Chiều dài xương đùi, đây là thông số để theo dõi xem thai nhi có phát triển đúng chuẩn không, nếu đến gần ngày sinh, chiều dài xương đùi quá thấp hơn so với chuẩn, thai nhi dễ có nguy cơ mắc bệnh chân tay ngắn, khèo hoặc Down, cần được theo dõi sát đến khi sinh.

EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán, xác định cân nặng của bé theo một công thức tương đối. Đây là thông số mà các mẹ quan tâm nhất xem bé có phát triển ổn không, đã sẵn sàng để ra đời chưa. Nhiều trường hợp thai nhi vượt cân sẽ được phát hiện kịp thời để quyết định phương án sinh đẻ thường hay mổ.

GSD (Gestational Sac Diameter) – Đường kính túi thai. Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, giúp xác định sự phát triển của bào thai ban đầu.

Ở trên là những chỉ số quan trọng, thường thấy phổ biến nhất khi đi khám thai. Ngoài ra cũng có một số ký hiệu khác như:

– APTD: đường kính trước và sau bụng của thai nhi.

– TTD (Transverse Trunk Diameter) đường kính ngang bụng thai nhi.

– HC (Head Circumference): chu vi vòng đầu của thai nhi.

– AF (Amniotic Fluid): lượng nước ối hiện tại.

– OFD :đường kính xương chẩm của thai.

– CER : đường kính tiểu não.

– BD : khoảng cách hai mắt.

– TAD : đường kính cơ hoành.

– THD : đường kính ngực.

– HUM : chiều dài xương cánh tay của thai nhi.

– EDD (Estimated Date Of Delivery): có nghĩa là ngày sinh dự đoán.

– LMP (Last Menstrual Period):có ý nghĩa là giai đoạn kinh nguyệt cuối.

– FTA (Fetal Trunk Cross – Sectional Area): có ý nghĩa tiết diện ngang thân thai.

– FHR (Fetal Heart Rate): nhịp tim thai của thai nhi

– FG (Fetal Growth):sự phát triển của thai.

– FBM (Fetal Breathing Movements): có nghĩa là sự dịch chuyển hô hấp.

– FM (Fetal Movement): chỉ số về sự di chuyển của thai.

– PL (Placenta Level): chỉ số đánh giá mức độ nhau thai.


Khi đã biết về những ký hiệu viết tắt trên đây thì sau khi khám, mẹ chỉ cần tra cứu để biết được ý nghĩa các ký hiệu là gì và có thể dễ dàng hiểu được kết quả siêu âm thai của mình.

2. Những lưu ý khi đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm thai nhi

2.1 Giai đoạn thai khác nhau thì tiêu chuẩn cho ra những kết quả khám thai khác nhau

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của thai nhi sẽ cho ra những kết quả siêu âm khác nhau và sẽ được chia ra các mốc khác nhau, cụ thể là:

– 0 đến 4 tuần tuổi phôi thai còn rất nhỏ, có nhiều trường hợp còn chưa vào làm tổ trong tử cung nên không thể đo ra các chỉ số được.

– 4 đến 7 tuần: có thể đo được đường kính túi thai, chiều dài từ đầu đến mông của em bé.

– Từ 7 tuần – 20 tuần: giai đoạn này có thể theo dõi được hầu hết các chỉ số cần thiết để theo dõi thai.

– Từ 21 tuần – 40 tuần: giai đoạn này thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện đầy đủ các cơ quan bộ phận nên các chỉ số đều đo được.

2.2 Những chỉ số khi siêu âm chỉ mang tính chất tương đối.

Mẹ bầu cần hiểu những chỉ số, kết quả khi đi siêu âm chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối. Mẹ biết để tham khảo chứ không nên quá tiêu cực khi các chỉ số này không như mong muốn vì vẫn có sự sai lệch cho máy móc hoặc do tay nghề của người siêu âm.

Một mách nhỏ dành cho các chị em bầu, đó là nếu khi khám thai và siêu âm, bác sĩ không nói gì cần phải lưu ý hay có dặn dò gì đặc biệt thì chị em không nên quá lo lắng với kết quả của mình. Đa số các bác sĩ sẽ chỉ nói kỹ hoặc hỏi mẹ kỹ về tiền sử khám thai khi có những phát hiện bất thường nào đó.

Lời khuyên cho các mẹ mang thai đó là nên giữ lại tất cả những kết quả khám và siêu âm thai từ những lần đi khám trước và sắp xếp lại theo thứ tự thời gian, để những lần khám sau bác sĩ có cơ sở để tham khảo và chẩn đoán chính xác hơn.

Trên đây là những thông tin về cách đọc giấy khám thai, các ký hiệu trên kết quả khám thai và siêu âm thai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với nhiều mẹ bầu.

Mách mẹ cách đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm đúngMách mẹ cách đọc giấy khám thai, kết quả siêu âm đúng
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
346
2
1

1 bình luận

Cảm ơn bạn chia sẻ cách đọc giấy khám thai

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo