Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý tương đối phổ biến ở mẹ bầu và có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nhiều mẹ thắc mắc dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì, nguyên nhân do đâu? Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1.Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin ở phụ nữ có thai, thông thường xuất hiện từ tuần thai thứ 24. Theo các nghiên cứu y khoa, có khoảng 30% thai phụ bị tiểu đường trong khi mang thai. Hầu hết những mẹ bầu mắc bệnh này sẽ tự khỏi sau khi sinh con khoảng 2 - 3 tháng.

Nguyên nhân của bệnh lý này chủ yếu do rối loạn hormone khi mang thai làm chu trình chuyển hóa đường của insulin bị rối loạn. Trong quá trình mang thai, để đủ năng lượng cung cấp cho thai nhi, cơ thể mẹ bầu sẽ tự động kháng insulin ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đến khoảng tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu năng lượng của bé tăng cao có thể làm tình trạng kháng insulin diễn ra quá mức. Đặc biệt, ở các mẹ có chế độ ăn uống sử dụng nhiều đồ ngọt, tình trạng này có thể còn trầm trọng hơn. Lượng đường trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép gây bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các chỉ số cho thấy mẹ mắc tiểu đường gồm:

  • Glucose trong máu ở lúc đói lớn hơn 92mg/dl
  • Đường trong máu cao hơn 180 mg/dl ở 1 giờ sau ăn
  • Glucose trong máu sau ăn 2 giờ ở mức trên 150 mg/dl.

2.Các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ theo giai đoạn

Các dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường thai kỳ là:

  • Tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều.
  • Khát nước nhiều, thường xuyên thức giấc nửa đêm để uống nước.
  • Tăng cân nhanh bất thường.
  • Mắt nhìn bị mờ.
  • Dễ bị trầy, xước da và lâu lành hơn bình thường.
  • Có nguy cơ nhiễm nấm vùng kín cao hơn thai phụ khác, dùng thuốc trị thông thường cũng ít hiệu quả.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong suốt thai kỳ, đặc biệt rõ rệt ở giai đoạn giữa và cuối.

3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu và giữa

Tất cả biểu hiện tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng đầu và giữa đều không rõ ràng. Vì vậy, các mẹ bầu cần phải kiểm tra mức đường huyết thường xuyên khi mang thai và hãy thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Hầu hết phụ nữ mang thai phát hiện tình trạng tiểu đường trong quá trình kiểm tra định kỳ, thường là trong ba tháng đầu nếu họ từng mắc bệnh này trong lần mang thai trước. Ngoài ra, nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cũng cao hơn nếu có tiền sử cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc từng sinh con nặng bất thường.

Lưu ý rằng việc đi tiểu thường xuyên hay khát nước trong giai đoạn mang thai tháng đầu không phải là dấu hiệu chắc chắn của tiểu đường. Do đó, mẹ bầu hãy đến cơ sở y tế xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

4.Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ ba có thể gặp phải những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy khát nước và khô miệng nhiều hơn, dù không ăn đồ mặn hay vận động nhiều.
  • Cơ thể mệt mỏi: Tình trạng mệt mỏi khi mang thai ở giai đoạn cuối là điều bình thường, nhưng nếu mẹ cảm thấy uể oải liên tục dù không hoạt động nhiều, có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Nguyên nhân là do các tế bào không nhận đủ lượng đường cần thiết để duy trì các hoạt động thường ngày.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Ngoài việc bị chèn ép bởi thai nhi lên bàng quang, việc đi tiểu thường xuyên cũng là một trong những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ cần lưu ý.
  • Một số dấu hiệu của tiêu đường thai kỳ khác như : Mắt bị mờ, sụt cân không rõ lý do, ngứa ngáy ở vùng kín, nước tiểu thấy có hiện tượng kiến bu,...

Tuy nhiên tất cả các dấu hiệu trên mẹ bầu chỉ nên tham khảo. Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ chính xác chính là làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và có sự tư vấn của bác sĩ.

5.Lý do và yếu tố gây nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, bao gồm:

  • Lịch Sử Gia Đình: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ.
  • Thừa Cân Hoặc Béo Phì: Phụ nữ mang thai có cân nặng vượt quá mức bình thường dễ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Độ Tuổi: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 25 có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn.
  • Tiền Sử Tiểu Đường Thai Kỳ: Nếu bạn đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước, bạn sẽ có nguy cơ tái phát trong lần mang thai sau.

6.Cách phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường thai kì

  • Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ: Việc theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thai kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ.
  • Ăn Uống Lành Mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giảm bớt đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường ăn rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tập Thể Dục Đều Đặn: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu.
  • Giảm Cân Nếu Cần: Nếu bạn thừa cân, việc giảm cân trước khi mang thai và duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.

7.Kết Luận

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho cả mẹ và bé, nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý đến các dấu hiệu như khát nước nhiều, đi tiểu nhiều lần, mệt mỏi, tăng cân nhanh chóng và các triệu chứng khác để có thể phát hiện sớm và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế. Hãy luôn nhớ rằng việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Hi vọng những dấu hiệu tiểu đường thai kì trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết và đối phó với tiểu đường thai kỳ.

đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết và đối phó với tiểu đường thai kỳ.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ là gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
16
1
1

1 bình luận

cảm ơn bạn chia sẻ kiến thức bổ ích

3 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo