🔥 Bài đăng hot nhất

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không?

Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Buồn nôn nhưng không nôn là hiện tượng gì?

Buồn nôn nhưng không nôn hay còn gọi là nôn khan là cảm giác khó chịu trong cổ họng và bụng. Người bệnh lúc này muốn cho hết những gì đã ăn ở trong bụng ra ngoài qua miệng nhưng không làm được. Điều này gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc.

Nhiều người gặp phải tình trạng này, đôi khi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, lặp đi lặp lại rất có thể là dấu hiệu bệnh lý không thể bỏ qua.

2.Những nguyên nhân gây buồn nôn nhưng không nôn được:

Ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn nhưng không nôn được kèm theo mệt mỏi, chán ăn.

Do stress dài ngày, căng thẳng thần kinh

Stress không chỉ gây mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược mà còn kích thích cảm giác buồn nôn và nôn mửa cả ngày. Nếu bạn làm việc quá sức hoặc lo lắng quá mức gây căng thẳng thần kinh làm cho dạ dày và tiêu hóa bị ảnh hưởng. Thì thỉnh thoảng bạn sẽ bị buồn nôn. Do đó nếu cảm thấy triệu chứng này xuất hiện bạn cần đi khám để chẩn đoán sớm hơn.

Do chứng trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (Hội chứng GERD) là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa của chúng ta. Hội chứng này có thể gây buồn nôn nhưng không nôn được, đau rát cổ họng, khó nuốt, ợ hơi và ợ chua.

Do hội chứng nôn ói chu kỳ

Hội chứng nôn ói chu kỳ có thể xuất hiện triệu chứng nôn ọe trong ngày. Hội chứng này có thể gây ra một số biến chứng nặng nề nếu không kiểm soát kịp thời những triệu chứng như nôn ra máu, mất nước, rách thực quản, xuất huyết tiêu hóa, viêm thực quản, loét dạ dày,…

Do tác dụng phụ của thuốc điều trị

Các loại thuốc có khả năng gây buồn nôn khi sử dụng, bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị huyết áp cao, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin H1,…

Do có dị vật vướng bên trong họng

Khi bạn có dị vật vướng trong cổ họng có thể gây nghẹn khi nuốt, đau họng, buồn nôn và khó chịu. Với những trường hợp như vậy, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xử lý đúng cách. Việc bạn tự ý lấy dị vật tại nhà có thể khiến dị vật đi sâu vào bên trong, gây tổn thương vòm họng hoặc thực quản.

Do ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng rối loạn tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm ôi thiu và nhiễm khuẩn. Các triệu chứng điển hình của trúng thực là chóng mặt, đi ngoài, đau bụng, có cảm giác buồn nôn và nôn oẹ.

Do ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu thực chất là ngộ độc methanol có trong rượu và đồ uống có cồn khác. Nếu để kéo dài, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ọe hoặc buồn nôn nhưng không nôn được. Thậm chí gây tụt huyết áp, rối loạn điện giải, thở chậm, hôn mê và co giật.

Do túi mật có vấn đề

Khi mắc các bệnh lý về túi mật, bạn thường gặp phải một số triệu chứng phổ biến như vàng da, đau ở vùng ngực, thượng vị và buồn nôn kéo dài. Nhất là sau khi ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

Do ảnh hưởng của tiểu đường type I

Tiểu đường type I xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để thực hiện việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Người mắc bệnh lý này dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do không có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể, và thường xuyên khát nước. Hoặc có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được kèm khó chịu ở bụng, mệt mỏi.

Do rối loạn tiền đình

Đây là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể người bệnh mất khả năng kiểm soát cân bằng. Từ đó làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo…

Biểu hiện của ung thư

Ung thư ở vòm họng, thực quản và dạ dày có thể nhận biết bằng các triệu chứng buồn nôn. Triệu chứng nêu trên thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh và có thể đi kèm với những biểu hiện khác như đau thượng vị/ đau ngực, nghẹn vướng khi ăn uống, khó thở, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua

3.Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không?

Buồn nôn nhưng không nôn được là triệu chứng ốm nghén điển hình khi mang thai. Xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi vị của các loại thực phẩm như thịt, cá,... Cơn buồn nôn kéo dài nhiều lần nhưng thường không gây nôn, dạ dày vẫn giữ lại được thức ăn và chất lỏng. Theo thống kê, trong giai đoạn mang thai có khoảng 70% thai phụ có xuất hiện triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 16 của thai kỳ. Có khoảng 10% trong số này kéo dài triệu chứng đến tuần thứ 20 của thai kỳ, thậm chí là đến khi sinh. Cơn ốm nghén thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Bên cạnh đó, cơn ốm nghén trong thời gian thai kỳ còn xuất hiện những triệu chứng khác bao gồm:

  • Mệt mỏi: Việc buồn nôn, nôn nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, đời sống và sức khỏe của thai phụ;
  • Nhạy cảm với các loại mùi: Khi mang thai khứu giác và vị giác của thai phụ trở nên nhạy cảm hơn, họ có thể dễ dàng nhận biết các chất độc hại xung quanh;
  • Thay đổi khẩu vị: Một số người có thể chán món ăn ưa thích và thèm những món ăn mà trước đây không thích. Tình trạng thiếu chất sẽ xảy ra nếu thai phụ chỉ ăn những món mình thèm, dẫn tới thai nhi kém phát triển.
  • Chán ăn: Cơn buồn nôn kéo dài là nguyên nhân dẫn tới chán ăn, giảm hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn. Chứng chán ăn ở phụ nữ mang thai nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên để biết cảm giác buồn nôn nhưng không nôn có phải mang thai không? bạn nên kiểm tra bằng que thử thai khi trễ kinh 7-10 ngày, hoặc siêu âm, xét nghiệm để kiểm tra cho chính xác nhé.


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
655
2
3

3 bình luận

Kiến thức hữu ích cảm ơn bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mọi người chú ý nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bài viết hay nè

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo