Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmCách phân biệt nhau bám mặt trước nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3
1. Nhau thai được hình thành như thế nào?
Ngay từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai cũng đã được hình thành. Lúc này, các tế bào chia làm 2 nhóm: 1 nhóm trở thành em bé, 1 nhóm trở thành nhau thai. Và chỉ sau vài ngày, nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung và thực hiện chức năng truyền dinh dưỡng, oxy từ máu mẹ vào bào thai. Nhờ vậy, bào thai sẽ duy trì được sự sống suốt 9 tháng thai kỳ.
2. Nhau thai trước nhóm 1, 2, 3 là gì?
Nhau thai bám mặt trước nghĩa là nhau thai ở vị trí phía trước thành tử cung khi siêu âm. Đây là vị trí nhau thai bình thường và không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhau thai trước thường phát triển tại nơi trứng đã được thụ tinh và bám vào tử cung.
Trong đó:
- Nhau thai trước nhóm 1 nghĩa là bám ở đáy tử cung.
- Nhau thai trước nhóm 2 nghĩa là bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.
- Nhau thai nhóm 3 nghĩa là nhau bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Thông thường, thai trên 20 tuần tuổi mới xác định được nhau thai bám trước nhóm 3.
Nhìn chung, khi bị nhau thai bám mặt trước nhóm 1, 2, 3 mẹ cần phải đi khám bác sĩ để biết xem nhau thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi hay không.
3. Các dấu hiệu nhau thai bất thường
- Nhau thai bám thấp: Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể do người mẹ bị dị dạng tử cung hoặc có tiển sử nạo, hút thai. Nhau thai bám thấp có nguy cơ cản trở đường đi của thai khi mẹ chuyển dạ, nó sẽ khiến thai phụ bị mất máu, thậm chí gây tử vong. Ngoài ra, mẹ có nguy cơ sinh non, sảy thai.
- Nhau cài răng lược là bánh nhau ăn vào tử cung. Bánh rau ăn sâu vào tử cung nên không thể bong được sau khi sinh đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi. Bà bầu cũng có nguy cơ sinh non, chảy máu tam cá nguyệt thứ 3, xuất huyết khi tách nhau thai, tổn thương tử cung và các cơ quan trong quá trình bóc nhau thai.
- Nhau tiền đạo: Đây là biến chứng của thai kỳ. Nhau nằm ngay ở cổ tử cung, án ngữ lối ra của thai nhi. Bà bầu sẽ có nguy cơ chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ, đẻ khó, ảnh hưởng tới cả mẹ và con. Riêng đối với thai nhi, khi bị rau tiền đạo sẽ thiếu máu. Nếu tình trạng trầm trọng, thai nhi chưa phát triển trưởng thành, bác sĩ sẽ sớm cho kết thúc thai kỳ để cứu mẹ.
46 bình luận
Mới nhất
nhau thai tiền đạo nguy hiểm lắm nên cần phải theo dõi sát sao
cái này đi khám siêu âm thì sẽ biết
bị cái này cần theo dõi chặt chẽ. Nếu có thắc mắc về sức khoẻ khác mọi người có thể hỏi bác sĩ miễn phí tại Cộng đồng Hello Bacsi => Gia nhập ngay
trước mình cũng siêu âm nhau thai bám thấp nhóm 2, cũng rất sợ nhưng mà bây giờ cũng đẻ rồi, bé cũng đã đã 3 tuổi rồi ạ 🥰
Nhóm 3 nguy hiểm thật
Vậy nhóm 1 là an toàn nhất phải ko ạ
các mẹ bị chuẩn đoán nhau thai thấp lưu ý nhé
Nếu có thắc mắc về sức khoẻ khác mọi người có thể hỏi bác sĩ miễn phí tại Cộng đồng Hello Bacsi => Gia nhập ngay
Em đi khám, phiếu siêu âm ghi là nhau bám mặt sau nhóm 2. Có phải nhóm 2 tức là nhau bám thấp ko các mẹ? Em nghe nói nhau bám thấp thì có nguy cơ sinh non, đi đứng phải cẩn thận.Mẹ nào biết chỉ cho em với
Nhau bám mặt trc hay sau đều ko có gì đáng ngại. Chỉ là nếu bám mặt sau thì mn sẽ cảm nhận thai máy sớm hơn thôi
Mình mới di khám thai xong , bs siêu âm nói nhau thai bám mặt sau nhóm 2 , nhau bám thắp nên hạn chế di lại