Hạt hướng dương là một loại hạt được nhiều người yêu thích bởi vị ngon và giàu dinh dưỡng. Bạn có
... Xem thêmBà bầu tập yoga cần lưu ý những điều gì?
Tập yoga mang lại lợi ích gì cho bà bầu?
Tránh những cơn gồng cứng khi vượt cạn
Kỹ thuật thở🧘♀️ đòi hỏi các mẹ bầu lấy không khí vào thật chậm qua mũi, làm đầy phổi và thở ra hoàn toàn với dạ dày được ép chặt, giúp bà bầu🤰 bình tĩnh hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Thêm vào đó, nếu biết cách thở đúng, mẹ sẽ tránh được những cơn gồng cứng người trong quá trình sinh bé.
Cân bằng cơ thể
Yoga tác động thật sâu vào hệ thống tuyến nội tiết giúp mẹ cân bằng cơ thể, tăng lượng tuần hoàn máu🩸 đến các bộ phận, giúp cải thiện hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và sự trao đổi chất giữa mẹ và con👶. Bên cạnh đó, luyện tập yoga cho mẹ bầu giúp tăng cường sự mềm dẻo, uyển chuyển của hệ thống cơ, xương🦴 ở các vùng cổ, đốt sống cổ, đốt sống lưng, xương đùi, xương chậu…
Giúp trái tim khỏe mạnh
Bà bầu sẽ được khuyến khích chuyển động cổ và cánh tay💪 thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Hoạt động này giúp cơ thể mẹ được thoải mái, thả lỏng hơn, các cơ bắp sẽ được thư giãn.
Giúp cơ thể linh hoạt
Yoga bầu giúp mẹ cải thiện giấc ngủ🛌, giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra những bài tập yoga còn làm tăng sức mạnh, tính linh hoạt và sức chịu đựng của cơ bắp💪 cần thiết cho thời gian vượt cạn sắp tới.
Mẹ bầu tập yoga cần lưu ý những điều gì?
Ăn uống sau khi tập
Trong suốt thời gian mới tập yoga lần đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đồng thời tập luyện🧘 đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, tốt hơn là lâu tập một lần với khoảng thời gian dài. Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng🥣, sau 30 phút ăn thức ăn đặc.
Chú ý an toàn
Nếu là những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu🤰 có thể sẽ không bị hạn chế nhiều trong việc tập luyện. Nhưng hãy nhớ làm theo quy tắc cơ bản nhất của tập thể dục an toàn khi mang thai đó là uống nhiều nước🌊 trước, trong và cả sau khi tập để giữ cân bằng cho cơ thể.
Tập luyên vừa sức
Bước sang giai đoạn 3 tháng giữa, các khớp xương🦴 đang dần nới lỏng hơn vì vậy mà mẹ cần thận trọng khi luyện tập. Đừng cố gắng giữ một tư thế trong một thời gian dài, hãy tiến hành các động tác thật chậm và cẩn thận để phát huy tối đa hiệu quả và tránh chấn thương🤕.
Tránh lạm dụng thời gian nằm thư giãn thẳng lưng trên thảm quá lâu để đảm bảo máu🩸 lưu thông tốt tới tử cung của mẹ bầu.
Giai đoạn 3 tháng cuối khiến cơ thể bất tiện hơn bởi bụng bầu🤰 đã trở nên khá lớn. Bà bầu nên thực hiện các tư thế đứng với sự hỗ trợ của đạo cụ như một chiếc ghế🪑 chẳng hạn. Và không giữ một tư thế trong một thời gian dài, di chuyển thường xuyên là rất quan trọng.
1 bình luận
Mới nhất
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)