🔥 Bài đăng hot nhất

Bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Theo quan niệm dân gian, ăn trứng ngỗng trong thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi thông minh, khỏe mạnh. Vậy thực hư bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho mẹ bầu về vấn đề này và những thắc mắc liên quan đến trứng ngỗng.

Trứng ngỗng giàu vitamin A

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn.

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.

Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..

Một số tác dụng của trứng ngỗng đối với bà bầu

Dưới đây là những tác dụng tích cực tiêu biểu khi bà bầu ăn trứng ngỗng:

Tăng cường trí nhớ cho mẹ bầu

Trong những tháng của thai kỳ, bà bầu thường có sự khó chịu ở thể chất hoặc ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài, môi trường xung quanh nên có thể bạn thường dễ nóng giận và trí nhớ bị suy giảm. Việc bà bầu ăn trứng ngỗng vào buổi sáng bằng cách luộc trứng ngỗng hoặc hấp chín sẽ giúp bạn cải thiện được trí nhớ đáng kể sau 5 ngày.

Ngăn ngừa cảm lạnh

Những ngày thời tiết có dấu hiệu thay đổi thất thường, mẹ bầu thường dễ bị cảm lạnh và cơ thể không được thoải mái. Chính vì vậy, có thể giúp thai phụ đề phòng cảm lạnh bằng cách cho bà bầu ăn trứng ngỗng. Cách này giúp cho mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng trong hoạt động hàng ngày và giúp bảo vệ cơ thể tránh xa nguy cơ cảm lạnh.

Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp bổ máu

Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng sắt. Thành phần sắt là nguyên tố quan trọng khi bà bầu ăn trứng ngỗng, vì nó giúp cho mẹ bầu được bổ sung lượng máu cần thiết để phòng ngừa hội chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Hỗ trợ làm đẹp da cho thai phụ

Cũng tương tự như trứng gà, mẹ bầu có thể tận dụng lòng trắng trứng ngỗng để làm mặt nạ để dưỡng da. Trong trứng ngỗng có chứa thành phần albumin giúp cho da tăng độ đàn hồi, hỗ trợ trị một số vấn đề kém sắc cho da như là mụn, sạm nám.

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu ăn trứng ngỗng cụ thể dưới đây:

  • Trứng ngỗng có chứa nhiều hàm lượng Lipid và Cholesterol. Đây là những chất không được tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Vì có thể dẫn đến tình trạng như là thừa cân béo phì, mắc vấn đề về tìm mạch, gan nhiễm máu, huyết áp cao, tiểu đường khi bà bầu ăn trứng ngỗng quá nhiều.
  • Thai phụ không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần/tuần. Mẹ cần lưu ý nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng khác để tốt cho hai mẹ con, không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cố định.
  • Ngoài ra, trứng ngỗng thông thường người ta nuôi để lấy thịt nên khó kiếm hơn so với trứng gà hoặc trứng vịt. Vì vậy, mẹ cũng không cần phải tìm được loại chứng này bằng được. Bà bầu nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của mình theo mùa cùng trứng gà, trứng vịt thông thường.
  • Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề ăn chín, uống sôi. Do vậy, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, hấp, kho vì nếu trứng ngỗng chưa chín kỹ khi bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào cơ thể không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nhiều người phụ nữ quan niệm rằng khi có thai ăn nhiều trứng ngỗng thì thai phát triển khỏe mạnh, thông minh vì nghĩ nó to như ngỗng điều đó không đúng. Mỗi loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khác nhau - không có loại thực phẩm nào là hoàn thiện đủ các chất dinh dưỡng, vì vậy cần ăn đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau.

Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.


Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/ acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
207
3
8

8 bình luận

Vậy mà nói ăn cho con thông minh

1 năm trước
Thích
Trả lời

Ăn trừng ngỗng tăng cường trí nhớ, phòng ngừa cảm lạnh

1 năm trước
Thích
Trả lời

Mình bầu cũng ăn 2 quả

1 năm trước
Thích
Trả lời

ăn 2 quả là giỏi rùi đó

1 năm trước
Thích
Trả lời

Lúc bầu mình cũng ăn trứng ngỗng, ngán luôn

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Yến Trương

Mình ăn 1 quả mà ngán quá trời

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thực sự người ta bảo ăn trứng ngỗng cho dễ nuôi nên mình cũng ráng ăn hết 1 trứng chứ nó ngán dễ sợ luôn

1 năm trước
Thích
Trả lời
@Tiên Cute

ăn làm phép thôi, chứ ăn nhiều dinh dưỡng thì mình cứ chọn trứng gà mom a j

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo