🔥 Bài đăng hot nhất

15 mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Bà mẹ nào cũng mong muốn con được khỏe mạnh, bình yên. Chính vì vậy, việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi bao gồm khám thai, siêu âm thai và làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ tại các thời điểm nhất định là vô cùng quan trọng.
Việc khám thai nên được thực hiện vào 15 thời điểm sau:

- Lần đầu tiên (khi bạn có thai khoảng 5–8 tuần): đánh giá liệu bạn thực sự có thai hay không và xác định vị trí làm tổ của phôi thai, cũng như tìm tim thai.
- Lần khám thai thứ 2 (vào khoảng 8 tuần mang thai): đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi. Thời điểm sau 8 tuần cũng là mốc để tính ngày dự sinh cho thai nhi theo siêu âm chính xác nhất.
- Lần khám thai thứ 3 (tuần thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày): đây là thời điểm quan trọng để đo độ dày da gáy để xác định sớm dị tật bẩm sinh và kiểm tra xem thai có phát triển bình thường hay không.

- Lần khám thai thứ 4 (thai từ 14 – 16 tuần): đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ.
- Lần khám thai thứ 5 (thai được 16 – 20 tuần): đây là mốc quan trọng để thực hiện các xét nghiệm này giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh, hội chứng Down. Mẹ cũng sẽ đươc tư vấn chích ngừa uốn ván từ giai đoạn này.
- Lần khám thai thứ 6 (tuần thai thứ 20 – 24): khám thai kết hợp siêu âm 4D để tìm dị tật về hình thái thai nhi mà trước đây chưa thấy được và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.
- Lần khám hai thứ 7 (tuần thai thứ 24 – 27 tuần 6 ngày): khám, siêu âm, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, kiểm tra tình trạng thai và sức khỏe của mẹ kết hợp tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

- Lần khám thai thứ 8 – 10 (tuần thai 28 – 36): kiểm tra kỹ về tình trạng của thai nhi và mẹ, siêu âm xác định ngôi thai, tiêm phòng uốn ván cuống rốn.
- Lần khám thai thứ 11 – 14 (hai từ 36 – 40 tuần): Làm các xét nghiệm cơ bản, dự đoán về cân nặng của thai nhi và sức khỏe của mẹ, dự đoán về phương pháp sinh. Các thông số của lần khám này sẽ được sử dụng khi mẹ nhập viện sinh em bé.
- Lần khám thai thứ 15 (tuần thứ 40 – 42): Nếu thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thăm khám kết hợp với siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi. Việc này nhằm giúp bác sĩ cân nhắc liệu có nên can thiệp để bạn sinh con hay chờ đợi bạn chuyển dạ tự nhiên.

Mình tìm hiểu về các mốc khám và siêu âm thai cần thiết cho cả thai kỳ trong bài viết này, chia sẻ để các mẹ cùng biết nhé!
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
93
18
3

3 bình luận

việc khám thai để theo dõi con như nào có khỏe mạnh không đấy nên các bạn nhớ để tâm tới đừng quên nha. Lưu vào giấy cũng được ý 
3 năm trước
Thích
Trả lời
Hồi em mang thai e cũng phải chú ý mấy cái dấu mốc đó, toàn phải đặt lịch để nhớ thôi vì cũng không tự nhớ hết được. Lúc mới mang bầu bao nhiêu thứ phải lo thấy hối hận, đẻ con xong thì thấy mình thật hạnh phúc khi có bé các mẹ ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
Hay quá! Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé
3 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo