Cho cháu hỏi, chó liếm lên quần áo mà sau đó mình ko biết mà mặc vào luôn liệu có nguy cơ bị nhiễm bệnh dại ko ạ
Tiêm mũi 3 vaccine COVID-19: Tiêm bổ sung khác gì với tiêm nhắc lại?
Hiện nay, việc tiêm mũi 3 đang được khuyến khích vì các dữ liệu nghiên cứu mới cho thấy hiệu quả của vaccine chủng ngừa COVID-19 đang giảm dần theo thời gian. Hơn nữa, sự xuất hiện của biến thể Omicron (B.1.1.529) cũng đã gây ảnh hưởng ở nhiều quốc gia. Tình hình này đã và đang ngày càng nhấn mạnh hơn nữa về tầm quan trọng của việc tiêm chủng tăng cường nhằm ngăn ngừa mắc bệnh COVID-19 nặng hoặc gây tử vong.
Vì vậy, từ ngày 10/12/2021, chính quyền và cơ quan y tế TP. HCM sẽ chính thức tiến hành tiêm mũi thứ 3 cho người dân. Kế hoạch tổ chức tiêm vaccine COVID-19 bao gồm tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trước tình hình này, có thể bạn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại là gì. Cùng Admin hiểu rõ vấn đề này trong những chia sẻ dưới đây nhé!
Bạn cần biết gì về mũi tiêm bổ sung?
Tiêm mũi 3 phòng bệnh COVID-19 với dạng tiêm bổ sung được khuyến khích cho những người trên 12 tuổi và có hệ miễn dịch suy yếu. Những người cần tiêm bổ sung mũi 3 là người đã tiêm 2 liều vaccine COVID-19 nhưng không hiệu quả.
Một số đối tượng được khuyến khích cần tiêm bổ sung mũi 3 bao gồm:
- Bệnh nhân ung thư
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do điều trị bằng thuốc steroid, hóa trị, xạ trị…
- Bệnh nhân được cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương
- Người mắc bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh nhân HIV.
Lưu ý quan trọng:
- Bạn nên tiêm bổ sung mũi 3 sau khoảng 2 đến 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19.
- Một số trường hợp ngoại lệ cần rút ngắn thời gian để tiêm bổ sung cũng phải đảm bảo sau ít nhất 4 tuần và không nên ngắn hơn.
- Loại vaccine chủng ngừa COVID-19 mRNA như Pfizer hoặc Moderna đang được ưu tiên áp dụng cho người tiêm vaccine mũi 3. Tuy nhiên, nếu bạn từng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vaccine mRNA như sốc phản vệ hoặc viêm cơ tim thì nên thảo luận trước với bác sĩ để được thay đổi loại vaccine khi tiêm mũi 3, chẳng hạn như đổi sang tiêm AstraZeneca.
Bạn cần biết gì về mũi tiêm nhắc lại?
Khác với mục đích của tiêm mũi 3 bổ sung, việc tiêm nhắc lại nhằm giúp bạn được bảo vệ tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng và giảm khả năng truyền virus Corona chủng mới cho người khác nếu bạn nhiễm bệnh. Vì vậy, việc tiêm nhắc lại thường được khuyến khích áp dụng cho những đối tượng sau:
- Người cao tuổi, có bệnh nền hoặc người khuyết tật
- Bệnh nhân nằm viện dài hạn
- Người đang phải chăm sóc người cao tuổi hoặc chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh ung thư, HIV, tiểu đường…
- Người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 như bác sĩ, y tá, tình nguyện viên, lực lượng tuyến đầu chống dịch…
Lưu ý đối với liều tiêm nhắc lại:
- Tiêm nhắc lại chỉ áp dụng cho đối tượng trên 18 tuổi và đã tiêm đủ 2 liều vaccine
- Bạn nên tiêm nhắc lại sau ít nhất 6 tháng kể từ khi tiêm mũi 2 COVID-19
- Nếu bạn dưới 18 tuổi hoặc đã tiêm bổ sung mũi 3 trong thời gian gần đây do suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm nhắc lại nữa.
- Nếu bạn từng gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêm vaccine mRNA (Pfizerhoặc Moderna) như sốc phản vệ hoặc viêm cơ tim thì nên thảo luận trước với bác sĩ để được thay đổi loại vaccine khi tiêm nhắc lại mũi 3, chẳng hạn như đổi sang tiêm AstraZeneca.
Hiện nay, việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 có thể tiêm cùng thời điểm với các loại vaccine phòng bệnh khác hay không vẫn chưa được làm rõ. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về lần tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chủng ngừa nhé!
0 bình luận
Mới nhất