Bị sưng bên trong cổ
Chào bác sĩ, hôm nay em sờ vào cổ mình thì thấy giống như bị sưng bên trong,sờ thấy lộm cộm như hạt đậu ấn vào thì đau. Mong bác sĩ giải thích giúp em
Tạo bài đăng của bạn
Hỏi bác sĩ miễn phí
Đăng bài chia sẻ
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
Tống đờm hiệu quả không chỉ giúp giảm cảm giác khó chịu mà còn có thể giữ cho đường hô hấp được thông thoáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tống đờm ra khỏi cổ một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp mà nhiều người có thể chưa biết:
Ho có đờm kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi. Vậy ho có đờm kéo dài là biểu hiện của bệnh gì? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài
Ho là phản xạ thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp, ho có thể có đờm hoặc ho kèm khạc đờm. Có thể phân loại ho thành hai loại chính bao gồm: ho cấp tính và ho mạn tính, trong đó:
– Ho cấp tính là ho dưới 3 tuần
– Ho mạn tính là ho kéo dài trên 8 tuần
Đờm là dịch tiết ra từ đường hô hấp bao gồm: chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu và những chất độc xâm hại đến đường hô hấp. Ho có đờm là tình trạng đường thở viêm, dịch nhầy cũng được tiết ra khiến cơ thể không đào thải xuống đường tiêu hóa. Đờm thường tích tụ trong họng khiến cổ họng bị kích thích dẫn tới ho. Ho có thể giúp đờm ra khỏi cơ thể một phần thông qua miệng và mũi.
Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp bị nhẹ có thể t
... Xem thêmNghẹt mũi nhưng không có nước mũi là tình trạng phổ biến, gây khó chịu và mang lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống cho người bệnh. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm,.... Việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hơn.
1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi nhưng không có nước mũi
Tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn như:
Cảm cúm, cảm lạnh
Nghẹt mũi nhưng không có nước mũi là một trong những triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, còn đi kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, sốt cao, đau họng, ho,...
Bệnh cảm cúm, cảm lạnh do 1 loại vi rút gây nên, chúng sẽ xâm nhập và sinh sôi phát triển bệnh trong niêm mạc gây nhiễm trùng, khi đó cơ thể sẽ phản ứng lại gây nên tình trạng nghẹt mũi. Đa phần cảm lạnh, cảm cúm đều khiến người bệnh bị chảy nước mũi. Tuy nhiên, cũng có lúc bệnh nhân chỉ bị nghẹt mũi mà không chảy
... Xem thêmMình có tiền sử viêm xoang mãn (thấy ghi trên giấy đôi lần khám bệnh trước đây và bác sĩ cũng không đá động gì tới); mọi thứ đều bình thường không đau hay ho gì cả ngoại trừ khứu giác không được nhạy cho lắm. Mùi nặng mình mới ngửi được hoặc mùi nhẹ thì đưa gần mới ngửi được. Trong ngày hôm qua, mình vô tình ngửi trúng 1 cái mùi khó chịu và có lên sân thượng khoảng 5 phút lúc không khí thành phố ô nhiễm mờ mờ. Chiều về nhà (mình có mang khẩu trang suốt đường), mình thấy hơi nặng đầu và có đờm họng. Sáng hôm nay mình dậy khạc đờm có rướm máu. Mình không biết là nguyên nhân nào trong 2 cái trên và không biết là mình nhạy cảm kích ứng sinh bệnh hay cái này là bệnh lao phát giác (mình search triệu chứng trên mạng), mong được bác sĩ tư vấn cho mình
Gừng không chỉ mang đến hương vị đặc trưng mà còn có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tinh dầu trong gừng giúp tống xuất chất nhầy từ cổ họng và xoang mũi, đồng thời có khả năng kháng viêm giảm sưng đau ở mũi và họng.
Muốn pha trà gừng, bạn cần chuẩn bị một nhánh gừng tươi, gọt bỏ vỏ, cắt mỏng và đập dập hoặc giã nát. Việc này giúp tăng cường hương vị và chất dinh dưỡng từ gừng. Tiếp theo, bạn cần 2 - 3 thìa mật ong và khoảng 100 - 150 ml nước sôi.
Khi có đầy đủ tất cả nguyên liệu, bạn hãy cho tất cả nguyên liệu vào ly nước khuấy đều và để trong khoảng 5 phút. Việc này sẽ giúp tinh dầu từ gừng hoà quện với nước, tạo nên một tách trà gừng thơm ngon và có lợi cho sức khỏe.
Lưu ý rằng trà gừng nên được thưởng thức khi còn nóng để tận hưởng hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn không thích vị cay, có thể giảm lượng gừng và cắt mỏng thay vì giã nát. Chăm sóc sức khỏe của bạn từ những điều nhỏ nhất!
Trẻ ho về đêm do rất nhiều nguyên nhân, trên thực tế nhiều cha mẹ thấy trẻ bị ho nhiều, thường tự mua thuốc về để điều trị cho trẻ, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc và điều trị không đúng. Trong khi trẻ bị ho có thể do môi trường ẩm mốc, thời tiết, gia đình có người hút thuốc lá, thuốc lào… Thậm chí khu vực sinh sống bụi bẩn, ô nhiễm không khí như gần đường, gần nhà máy…
- Trước khi đi ngủ, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn…cho bé uống từ từ từng chút 1 để thảo dược làm ấm họng và cơ thể. nên pha thêm nước ấm, hoặc chưng ấm lên trước khi cho bé uống.
- Đêm ngủ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh để bị nhiễm lạnh. Vì trẻ thường đạp chăn khi ngủ, bố mẹ có thể ngủ quên không biết con đạp chăn ra khi naò
-Mặc đồ có tính thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc áo quá dày, hoặc quá chật khiến bé khó ngủ. Nếu trời rất lạnh, hãy mặc nhiều áo mỏng thay vì mặc 1 áo dày cho con.
... Xem thêmBây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.