Có phải khi con chó có biểu hiện dại như gầm gừ chảy dãi thì nó căn mình mới truyền virut dại đúng không hay lúc nó chưa có triệu chứng gì mà nó có
... Xem thêmLàm gì khi trẻ bị tay chân miệng?
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp trẻ nhanh khỏi bệnh cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức hữu ích để xử trí nếu không may trẻ mắc tay chân miệng.
Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng loét miệng và nổi hồng ban ở tay chân.
Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hoá như nước bọt, bóng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy những nơi sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành ổ dịch.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các dấu hiệu như: sốt, đau họng, quấy khóc, loét miệng, phát ban không ngứa, có thể có bóng nước ở lòng bàn tay, chân và mông. Bệnh thường tự khỏi sau một tuần phát bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh dễ tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi... nguy cơ tử vong.
Khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng, việc quan trọng nhất là cha mẹ theo dõi dấu hiệu chuyển độ của bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng mức độ nhẹ có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà 7-10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác khi ở nhà hay ngoài cộng đồng.
Trong lúc mắc bệnh, trẻ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn và đồ uống có tính axit như trái cây, nước trái cây chua và thức uống có gas, tránh thức ăn mặn hoặc quá cay. Gia đình nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, nguội, ví dụ: sữa chua, sinh tố... Nếu trẻ không ăn được nhiều, nên chia nhỏ bữa ăn.
Cha mẹ nên tuân thủ đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, có thể dùng các sản phẩm giúp giảm đau tại chỗ để làm dịu vết loét trong miệng, giúp trẻ ăn được, tránh làm vỡ các mụn phỏng nước trên da của trẻ, cũng không bôi các sản phẩm, thuốc lạ. Lý do là các vết này cũng tự biến mất sau vài ngày, cha mẹ chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau: sốt cao, quấy khóc liên tục, giật mình chới với, hốt hoảng, run tay chân, đi đứng loạng choạng, thở bất thường...
Ngoài ra, khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh lưu ý những vấn đề sau:
Kiêng đến nơi đông người: Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan vì vậy với trẻ đang bị tay chân miệng, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà và chăm sóc ở phòng riêng, đặc biệt với trường hợp gia đình có nhiều trẻ nhỏ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh. Phụ huynh sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay sạch với dung dịch khử khuẩn để tránh làm lây lan dịch bệnh.
Kiêng gãi hoặc chạm vào vết ban: Các nốt ban do tay chân miệng miệng cần được giữ sạch và tránh bị tác động vào để tránh gây đau cho trẻ. Bố mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho bé gọn gàng, tối ngủ có thể mang bao tay để tránh trong lúc bé ngủ cựa quậy sẽ chà sát vào vết ban. Với các vết ban có dấu hiệu phồng rộp, loét có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc bôi ngăn nhiễm trùng.
Không sử dụng thìa, dĩa sắc nhọn: Trẻ bị tay chân miệng sẽ lên những nốt ban ở xung quanh miệng, trong niêm mạc miệng, nếu sử dụng các dụng cụ như thìa, dĩa sắc nhọn có thể làm tổn thương các vết loét trong miệng bé, khiến bé cảm thấy đau, khó chịu và không muốn ăn.
Không cho trẻ uống aspirin: Trong trường hợp bé bị sốt, bố mẹ có thể sử dụng các thuốc hạ sốt như paracetamol cho trẻ theo liều lượng của bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều. Bên cạnh đó, với trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh không nên cho trẻ uống aspirin để hạ sốt vì điều này có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề hơn là gây ra hội chứng Reye, hội chứng này có thể tác động lên não và gan của trẻ, làm cho tình trạng em bé trở nên nặng hơn rất nhiều.
Không dùng muối: Một số phụ huynh nghĩ rằng muối có tác dụng khử khuẩn nên suy nghĩ đến việc sử dụng nước muối để tắm cho bé, tuy nhiên nếu không không có chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không được dùng muối, chanh hay các thuốc chống viêm nào để làm giảm tình trạng nổi ban đỏ trên da bé.
Không nên kiêng tắm: Nhiều phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng thì phải kiêng tắm, kiêng gió, kiêng nước và ủ trẻ kín để trẻ ra ban nhiều hơn thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi bố mẹ ủ trẻ quá kín, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng da và để lại sẹo. Việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần giữ cho các nốt ban được thoáng khí sẽ mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé.
Làm gì khi trẻ bị tay chân miệng? Hi vọng những chia sẻ này hữu ích để ba mẹ tham khảo chăm sóc khi trẻ mắc bệnh.
5 bình luận
Mới nhất
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần giữ cho các nốt ban được thoáng khí sẽ mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé.
Cha mẹ nên tuân thủ đơn thuốc và hướng dẫn của bác s
bé nhà mình năm nào cũng bị, k biết có sao k nhỉ?
Chân tay miệng tưởng nhẹ nhưng có nhiều nguy hiểm lắm
Mùa này lại sắp đến mùa lây rồi, các con đi học là lo nhất đây