Sùi mào gà là một loại bệnh xã hội khá phổ biến và thường chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Một câu hỏi thường gặp là liệu sùi mào gà có lây q
... Xem thêmBị thủy đậu có lây không?
Bị thủy đậu có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bị thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây rất nhanh theo đường không khí thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Virus thuỷ đậu diễn có thể sống lâu trong không khí qua các giọt nhỏ, giọt bắn, dịch tiết bắn từ mũi, miệng, mắt của người bệnh hoặc lưu lại trên các mặt phẳng.
Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh hơn vào các tháng giao mùa, thời tiết nồm ẩm. Thuỷ đậu lây truyền dài nhất từ 5 ngày. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh bị thay đổi, thời kỳ lây truyền có thể dài hơn. Thuỷ đậu có lây không chỉ được giải đáp sau thời kỳ ủ bệnh 2 - 3 tuần, cơ thể có những dấu hiệu đầu tiên như phát ban,...
Bệnh thuỷ đậu lây lan như thế nào? Thuỷ đậu có dễ lây không?
Cơ chế lây bệnh của thuỷ đậu rất đơn giản. Chỉ cần người bệnh có dịch tiết bắn ra không khí và người khoẻ mạnh tiếp xúc cùng các dịch tiết này.
Thông thường, các nốt mụn thuỷ đậu là các nốt chứa nhiều dịch và tạo cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Bệnh nhân khi đưa tay gãi các mụn nước làm các nốt vỡ ra và tiết ra dịch bắn vào không khí. Hoặc dịch thuỷ đậu tiết ra khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện,...
Đáng lưu ý ở chỗ, ngay cả khi không tiếp xúc, nếu bạn tiếp xúc cùng quần áo, đồ dùng của bệnh nhân thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Bệnh dễ lây nhất trong 1 - 2 ngày trước khi ủ bệnh và vẫn tiếp tục lây lan cho đến khi các nốt thuỷ đậu bong tróc.
Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm của bệnh thuỷ đậu chủ yếu qua không khí, cụ thể như sau:
- Thuỷ đậu lây qua đường hô hấp - phổ biến nhất. Virus Varicella Zoster tồn tại trong không khí khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ăn uống,... Người bình thường khi ở chung không gian với người bệnh rất dễ bị lây nhiễm. Nếu chưa từng bị thuỷ đậu thì tỷ lệ phát bệnh lên tới 90%.
- Thuỷ đậu lây qua tiếp xúc trực tiếp. Nếu trong thời kỳ đầu thuỷ đậu đang ủ bệnh (15 - 20 ngày), người khoẻ mạnh đụng chạm, sờ tay,... cùng bệnh nhân sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
- Thuỷ đậu lây qua tiếp xúc gián tiếp. Khi các vật dụng cá nhân, quần áo,... của người bệnh được vệ sinh cùng gia đình thì virus thuỷ đậu vẫn tồn tại có thể khiến cả gia đình bị lây bệnh.
- Thuỷ đậu lây từ mẹ sang con. Trong trường hợp thai phụ bị thuỷ đậu thì em bé sẽ bị lây nhiễm thuỷ đậu qua nhau thai. Hoặc bé sẽ bị nhiễm bệnh thuỷ đậu vài ngày sau khi sinh. Đây là ác mộng của tất cả các thai phụ vì hậu quả sảy thai, dị tật, biến chứng lên cả mẹ và con sẽ rất nặng nề và phổ biến hơn bình thường.
Thuỷ đậu khô rồi có lây nữa không?
Thuỷ đậu khô vẫn gây nhiễm bệnh, thậm chí lây nhiễm nhanh. Trong vòng 1 - 4 ngày trước khi có biểu hiện đến 1 tuần sau khi tất cả mụn thuỷ đậu đóng vảy là thời điểm virus thuỷ đậu vẫn có khả năng lây bệnh. Thuỷ đậu chỉ hết lây nếu như tất cả các nốt thuỷ đậu đóng vảy bắt đầu bong tróc và không có thêm mụn nước nào mới trên da.
Bị thuỷ đậu rồi có bị lây nữa không?
Rất hiếm, gần như là không có. Người bệnh đã bị thuỷ đậu rồi có miễn dịch thuỷ đậu suốt đời và không bị lây nhiễm. Tuy nhiên vẫn có 1% người trưởng thành bị tái nhiễm thuỷ đậu. Đồng thời, trẻ em dễ mắc thủy đậu khi hệ miễn dịch còn non yếu nên một số bé có thể mắc lại thuỷ đậu với triệu chứng nhẹ và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.
Ai dễ bị lây thuỷ đậu nhất?
Bị thuỷ đậu có lây không? Bệnh thuỷ đậu dễ lây nhất cho trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch phát triển chưa toàn diện. Em bé 6 - 7 tháng tuổi là nhóm bị lây bệnh thuỷ đậu nhiều nhất. Khi hệ miễn dịch còn nhạy cảm nhưng trẻ em lại hiếu động, tò mò và tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh nên nguy cơ lây bệnh khá cao. Đồng thời, em bé hay được người lớn ôm, hôn cũng làm tăng khả năng bị bệnh của trẻ.
Bệnh thuỷ đậu bao nhiêu ngày thì hết lây?
Bệnh thuỷ đậu lây nhiễm cao nhất vào 1 - 2 ngày trước khi phát ban và vẫn có thể khiến người khác bị lây bệnh trong 7 - 10 ngày sau đó. Cho đến khi các nốt thuỷ đậu bong tróc và không xuất hiện nốt mụn mới, thuỷ đậu mới không có khả năng lây nhiễm.
Khả năng lây truyền của bệnh thuỷ đậu có thể dài hơi hơn, kéo dài trên 10 ngày đối với các đối tượng có vấn đề bất thường về hệ miễn dịch. Có thể kể đến như bệnh nhân HIV, thai phụ, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh tự miễn, người bị rối loạn miễn dịch,...
Bệnh thuỷ đoạn lây trong giai đoạn nào?
- Thuỷ đậu lây trong thời gian ủ bệnh (10 - 21 ngày)
- Thuỷ đậu lây trong giai đoạn phát bệnh (3 - 5 ngày) là giai đoạn có tỷ lệ lây nhiễm thuỷ đậu cao nhất.
- Thuỷ đậu lây sau khi phát bệnh (7 - 10 ngày), virus thuỷ đậu vẫn có khả năng lây nhiễm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh thuỷ đậu dù ngứa nhưng cũng không được gãi, tránh gây ra bội nhiễm, biến chứng viêm da.
Bên cạnh đó, thời gian lây bệnh của bệnh nhân thuỷ đậu còn phụ thuộc vào việc họ đã tiêm vắc xin hay chưa.
- Thời gian lây bệnh của người chưa tiêm vắc xin thuỷ đậu: trước khi phát ban từ 1 - 2 ngày.
- Thời gian lây bệnh của người đã tiêm vắc xin thuỷ đậu: khoảng một tháng bao gồm cả thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và hồi phục cho tới khi các vết thuỷ đậu cũ bong hết và không xuất hiện thêm mụn nước mới.
Nhiều người bệnh thắc mắc “thuỷ đậu dễ lây nhất khi nào?”. Trên thực tế, đối với đa số ca bệnh thuỷ đậu, thời gian dễ lây nhiễm nhất là 1 - 2 ngày trước khi phát ban thuỷ đậu.
Các cách phòng tránh: Làm sao để không bị lây thuỷ đậu?
Mặc dù câu trả lời của “thuỷ đậu có lây không” là có, rất dễ lây nhiễm và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh thuỷ đậu hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh thuỷ đậu bằng các cách hữu hiệu nhất, bao gồm:
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp bất khả kháng phải đeo khẩu trang, kính, không để lộ tay chân.
- Sát trùng các vật dụng và không gian chung, vệ sinh quần áo, đồ dùng riêng
- Súc miệng nước muối hàng ngày, rửa tay xà phòng thường xuyên
- Chủ động tiêm vắc xin phòng tránh thuỷ đậu
Trong đó, phương pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu. Cơ chế của vắc xin thuỷ đậu chứa một lượng nhỏ virus thuỷ đậu đã làm suy yếu. Khi được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích thích gần như ngay lập tức để sinh ra kháng thể virus. Do đó, nếu sau này tác nhân gây bệnh tấn công, cơ thể chúng ta sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh thuỷ đậu.
Tiêm phòng thuỷ đậu hỗ trợ người bình thường, thai phụ, trẻ sơ sinh,... rất nhiều vì nó bảo vệ cơ thể và giảm tối đa khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “bị thuỷ đậu có lây không”. Tất cả người dân nên thực hiện tiêm phòng thủy đậu đúng liều lượng, đúng thời gian để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình!
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
4 bình luận
Mới nhất
Kiến thức bổ ích để tham khảo
Lây kinh lắm nên phải cận thận nhất là khi có dịch
thủy đậu lây nha
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây rất nhanh theo đường không khí thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp.