🔥 Bài đăng hot nhất

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết dengue thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có 4 tuýp gây bệnh gồm: D1, D2, D3 và D4. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì?

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết?

Bệnh do muỗi Aedes cái lây truyền virus gây bệnh, thường gặp nhất ở người dân sống vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu trẻ em.

Virus sốt xuất huyết lây bệnh cách nào? Người là vật chủ chứa virus gây bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể, khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8-11 ngày. Và trong thời gian này, muỗi sẽ truyền bệnh cho người khác khi hút máu. Khi virus vào cơ thể người, chúng vào máu và ủ bệnh từ 2-7 ngày, thậm chí kéo dài tới 15 ngày. Và chu trình mới lặp lại, trong khoảng thời gian này, nếu muỗi Aedes khác hút máu người bệnh thì virus được truyền cho muỗi.

Triệu chứng thường gặp khi bị sốt xuất huyết

Sốt cao 40°C và đi kèm với ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:

  • Nhức đầu.
  • Đau sau hốc mắt.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Nổi hạch.
  • Đau cơ hoặc xương khớp.
  • Phát ban hoặc xung huyết trên da.

Một phần nhỏ người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt xuất huyết nặng, giai đoạn nguy kịch diễn ra trong khoảng 3-7 ngày kể từ khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên. Khi cơ thể giảm hoặc hết sốt không có nghĩa là bệnh đã nhẹ hơn, mặt khác cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết nặng như:

  • Đau bụng nặng.
  • Nôn liên tục.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
  • Nôn hoặc đi ngoài ra máu.
  • Thở nhanh, da nhớp lạnh.
  • Mệt mỏi nhiều, bồn chồn.

Với trẻ em, cần chú ý không phải tất cả trẻ bệnh đều có triệu chứng xuất huyết. Do đó, dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể chuyển sang giai đoạn nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong.

Bị sốt xuất huyết khi nào nhập viện?

Tại nhà: bệnh nhân sốt xuất huyết độ 1 có thể bù dịch bằng đường uống, không cần phải truyền dịch tĩnh mạch. Hoặc sốt xuất huyết độ không có chảy máu quan trọng, vẫn có khả năng bù dịch.

Nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ): Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch. Hoặc sốt xuất huyết độ 1 và 2 không thể điều trị bù dịch bằng đường uống hoặc có đau tức gan, gan lớn. Riêng bệnh nhân độ 3 phải nhập viện.

Nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ): Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch. Người bệnh độ 1 và 2 có cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…) Bệnh nhân độ 2 và 3 có chảy máu quan trọng. Và tất cả bệnh nhân độ 4.

Sốt xuất huyết có lây không?

Bệnh sốt xuất huyết lây qua vết đốt của muỗi vằn cái. Muỗi bị nhiễm bệnh khi hút máu của người bị nhiễm virus. Sau khoảng một tuần, muỗi có thể truyền virus khi đốt người khỏe mạnh. Muỗi vằn Aedes aegypti kiếm ăn vào ban ngày: Thời kỳ cao điểm đốt người là vào sáng sớm và chiều trước khi chạng vạng tối.

Sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác giống như cúm mùa. Tuy nhiên, một người bị nhiễm và mắc bệnh sốt xuất huyết có thể truyền bệnh cho những con muỗi khác. Khi chúng ta di chuyển, sẽ mang mầm bệnh từ quốc gia này sang quốc gia khác hoặc từ khu vực này sang khu vực khác trong giai đoạn virus lưu hành và sinh sản trong máu.

Muỗi vằn đã tiến hóa thành loài đốt ngắt quãng và thích đốt nhiều hơn một người trong thời gian kiếm ăn. Cơ chế này đã làm cho Aedes aegypti trở thành muỗi trung gian truyền bệnh hàng đầu.

Ngoài muỗi vằn còn có muỗi hổ châu Á là vector truyền bệnh. Trường hợp đặc biệt, nếu mẹ mang thai bị sốt xuất huyết, mẹ có thể truyền bệnh cho em bé trong khi mang thai hoặc khi sinh nở.

Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc Dengue?

Người bệnh sốt xuất huyết thì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nguyên do này khiến nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu. Trong khi lúc này, một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Do đó, người bệnh bị giảm thể tích tuần hoàn máu khoảng 20% đến 30% vì vậy cần truyền dịch gấp.

Bị sốt xuất huyết rồi có mắc lại không?

Bệnh nhân nhiễm chủng virus nào thì chỉ tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi, ví dụ trong đợt dịch lần trước, người bệnh bị sốt xuất huyết do chủng D2 gây ra thì bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết tiếp với 3 chủng còn lại.

Dự phòng bệnh sốt xuất huyết thế nào?

Phương pháp chính kiểm soát các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng, lăng quăng của muỗi.

Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi.

Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

Cần ngủ mùng, mang tất, vớ dài, dùng thuốc xịt muỗi… Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.

Với những thông tin vừa chia sẻ chắc hẳn bạn đã biết bệnh sốt xuất huyết là gì, hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ sửa khỏe bản thân và gia đình nhé.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
23
4
7

7 bình luận

cảm ơn bạn chia sẻ kiến thức bổ ích nhé

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Bác sĩ nhả thy chia sẻ rất có hửu ít ,mong bác sĩ chia sẻ nhiều bài hơn nửa

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn nhiều

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Cám ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Thông tin hữu ích

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bệnh sốt xuất huyết thật nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!