backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ có thai và cách điều trị

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 21/09/2023

    Dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ có thai và cách điều trị

    Tình trạng mắc phải ung thư vú trong khi mang thai là rất hiếm. Nhưng trên thực tế, phụ nữ ngày càng có xu hướng muốn có con trễ, và nguy cơ ung thư vú sẽ tăng cao khi phụ nữ ngày càng lớn tuổi. Vậy dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ có thai là gì, phải điều trị thế nào trong trường hợp này?

    Ung thư vú ở phụ nữ mang thai có tỷ lệ là 1/3.000 thai phụ, thường gặp nhất ở độ tuổi 32-38 tuổi. 

    Dấu hiệu của ung thư vú phụ nữ mang thai

    Những triệu chứng sau có thể do ung thư vú hoặc các tình trạng khác không phải ung thư gây ra. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu phát hiện bất kì triệu chứng nào nghi ngờ là dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai dưới đây:

  • Khối u hoặc cục u dày lên ở trong vú, gần vú hoặc ở vùng nách.
  • Có sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng của vú.
  • Có vết lõm hoặc vết nhăn trên da vú.
  • Tụt núm .
  • Chất lỏng, không phải sữa mẹ, chảy ra từ núm vú, có thể lẫn máu.
  • Da có vảy, đỏ hoặc sưng ở vú, núm vú hoặc quầng vú.
  • Có thể khó phát hiện dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú vì trong thời kì này, vú thường to hơn, mềm hơn hoặc sần sùi. Những thay đổi này khiến bạn khó phát hiện các khối u nhỏ.

    Để phát hiện dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai và cho con bú, bạn nên tự khám vú. Phụ nữ cũng nên đi khám vú ở bệnh viện trước và sau khi sinh. Bạn nên báo với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào ở ngực.

    Lựa chọn điều trị ung thư vú cho phụ nữ mang thai

    Mục đích là cân bằng giữa việc điều trị bệnh ung thư vú, đồng thời giữ cho em bé được an toàn và khỏe mạnh.

    Phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

    • Mong muốn của bệnh nhân
    • Mang thai bao nhiêu tuần
    • Loại ung thư vú và mức độ lan tràn của nó.

    Ca phẫu thuật

    Phụ nữ mang thai có thể được phẫu thuật ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u, sau đó có thể phẫu thuật tái tạo vú cùng lúc nhưng họ thường khuyên người bệnh nên phẫu thuật tái tạo vú sau khi sinh con.

    Xạ trị

    Các bác sĩ thường khuyên bạn nên xạ trị sau khi sinh con để em bé không phải tiếp xúc với bức xạ. Tuy nhiên, nếu không còn lựa chọn nào khác ngoài xạ trị, họ vẫn sẽ cân nhắc phương pháp này và tiến hành một số biện pháp để bảo vệ em bé trong bụng.

    Hóa trị

    Hóa trị không được chỉ định cho những trường hợp có dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Bởi vì hóa trị có thể gây hại cho em bé hoặc gây sẩy thai. Bạn cần trì hoãn hóa trị cho đến khi thai nhi được ít nhất 14 tuần.

    Hiện tại, nghiên cứu cho thấy sau 14 tuần, trẻ tiếp xúc với hóa trị không gặp bất kỳ vấn đề gì so với những trẻ bình thường khác. Bạn sẽ ngừng hóa trị từ 2-3 tuần trước khi sinh. Điều này là do hóa trị làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu trong quá trình chuyển dạ.

    Liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị ung thư nhắm mục tiêu​

    Các bác sĩ không khuyên bạn nên điều trị bằng hormone, liệu pháp miễn dịch hoặc dùng thuốc nhắm mục tiêu điều trị ung thư vú cho đến khi em bé được sinh ra vì chúng có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển.

    Liệu pháp miễn dịch và điều trị nhắm mục tiêu là những phương pháp điều trị mới hơn nên chưa có nhiều bằng chứng về việc chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào.

    Bạn thường bắt đầu điều trị bằng hormone sau khi sinh con và phải ngừng cho con bú trong thời gian này.

    Phương pháp điều trị khác

    Ốm nghén hoặc đau cũng thường xảy ra cùng với những dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai và bác sĩ sẽ tìm cách giúp bạn khắc phục chúng, chẳng hạn như dùng các loại thuốc chống nôn thông thường như ondansetron.

    Bác sĩ điều trị sẽ lên kế hoạch để giúp bạn sinh con càng gần ngày dự sinh càng tốt. Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị và ngày dự sinh của bạn, bác sĩ sản khoa có thể thúc đẩy việc sinh thường sớm bằng thuốc hoặc chỉ định sinh mổ. 

    Chưa có bất kì nghiên cứu nào thấy rằng ung thư vú có thể lây sang em bé. Vì vậy, nếu có dấu hiệu ung thư vú ở phụ nữ mang thai, đừng quá lo lắng mà nên đi khám sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có được kết quả kiểm soát bệnh tốt nhất và giữ an toàn cho con, bạn nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 21/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo