Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường là tuổi nào? Có phải chỉ người lớn mới bị đái tháo đường?
Theo Hiệp hội Tiểu đường (đái tháo đường – tiểu đường) quốc tế (IDF), có khoảng 3,3 triệu người được chẩn đoán bệnh tiểu đường vào năm 2014. IDF cũng lưu ý rằng 90–95% các trường hợp bệnh ở người lớn là bệnh tiểu đường tuýp 2. Trước đây, tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, những thói quen sống không khoa học ngày càng nhiều dẫn đến những người trẻ tuổi dễ mắc bệnh tiểu đường hơn trước.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có thể phòng ngừa. Hãy tìm hiểu biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát bệnh, bất kể bạn ở lứa tuổi nào.
Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường trung bình là bao nhiêu?
Tuổi trung niên và cao niên vẫn đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao nhất.
Trong năm 2014, tuổi từ 45 đến 64 là nhóm tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhiều nhất. Từ 45 đến 64 tuổi cũng là lứa tuổi phát triển bệnh tiểu đường với tốc độ nhanh hơn ở tuổi 65 trở lên.
Sự phát bệnh ở trẻ nhỏ
Tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất ở người trưởng thành được gọi là bệnh tiểu đường “khởi phát ở người lớn’. Hiện nay, bệnh trở nên phổ biến hơn ở trẻ em, nên chỉ gọi là “tuýp 2′. Trong khi một số trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bẩm sinh hay mắc phải, thì tuýp 2 hình thành do các thói quen sống không lành mạnh.
Năm 2012, một nghiên cứu được công bố ở chương trình Chăm sóc bệnh nhân tiểu đường ở Mỹ tính toán số ca mắc bệnh tiểu đường tiềm tàng trong tương lai sẽ xuất hiện ở những người dưới 20 tuổi. Nghiên cứu cho thấy, với tốc độ hiện tại, số lượng người ở độ tuổi dưới 20 mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lên đến 49% vào năm 2050. Nếu tỷ lệ mắc bệnh tiếp tục tăng, số lượng ca mắc tiểu đường tuýp 2 ở lứa tuổi thanh niên có thể tăng lên gấp bốn lần.
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến người cao tuổi
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là do sự kết hợp giữa lối sống và các vấn đề về sức khỏe. Các yếu tố cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn, nhưng một lối sống không lành mạnh là vấn đề có ảnh hưởng rộng hơn trong nhiều trường hợp.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì
- Lối sống ít vận động (thụ động)
- Bệnh mạch máu
- Các thành viên trong gia đình bị bệnh tiểu đường
- Tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ
- Nồng độ cholesterol cao
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Được chẩn đoán tiền tiểu đường là một yếu tố nguy cơ quan trọng. Tiền tiểu đường xảy ra khi bạn có mức đường huyết cao. Tuy nhiên, đối với tiền tiểu đường, lượng đường trong máu không đủ cao để xếp vào bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tiền tiểu đường không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu bạn có đường huyết cao, bạn có thể mắc tiểu đường tuýp 2. Đó là lý do tại sao bạn cần biết các biện pháp phòng ngừa.
Sắc tộc cũng có thể là một yếu tố nguy cơ. Bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn nếu bạn là người:
- Latinh
- Mỹ gốc Phi
- Mỹ gốc Á
- Mỹ gốc Ấn
- Thái Bình Dương.
Bệnh tiểu đường có thể được trì hoãn lúc mới phát bệnh
Tỷ lệ chẩn đoán bệnh tuy cao, tuy vậy có nhiều cách để trì hoãn, thậm chí ngăn ngừa bệnh. Tốt nhất là bạn nên:
- Tập thể dục thường xuyên
- Hạn chế hàm lượng calo, chế độ ăn uống ít chất béo
- Giảm tiêu thụ các thực phẩm đã qua chế biến và hạn chế carb.
Chương trình Phòng chống bệnh tiểu đường đã tiến hành nghiên cứu những tác động của việc giảm cân đối với sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tạp chí y học Anh. Nghiên cứu phát hiện ra rằng giảm 5–7% trọng lượng cơ thể có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Một số người có nguy cơ mắc bệnh cao cũng có thể trì hoãn phát bệnh bằng cách uống thuốc trị tiểu đường. Điều quan trọng là bạn cần thảo luận về tất cả các lựa chọn với bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn có thể không ngăn chặn hoàn toàn được bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hãy hành động ngay bây giờ để ngăn ngừa các biến chứng liên quan và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
[embed-health-tool-bmi]