backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Chữa tiểu đường bằng đỉa - "cứu tinh" mới cho bệnh nhân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/03/2022

    Chữa tiểu đường bằng đỉa - "cứu tinh" mới cho bệnh nhân

    Kể từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại, đỉa đã được sử dụng trong việc điều trị một số loại bệnh, bao gồm các rối loạn hệ thần kinh, các vấn đề về răng, các bệnh về da và nhiễm trùng. Vậy chữa tiểu đường bằng đỉa thì sao? Liệu có khả thi hay chăng?

    Hiện nay, đỉa thường được dùng nhiều nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ và vi phẫu do chúng có khả năng tiết ra các loại peptide và protein giúp ngăn ngừa đông máu. Điều này giúp máu lưu thông, góp phần chữa lành vết thương.Do đặc tính đơn giản và ít tốn kém trong việc ngăn ngừa các biến chứng nên đã có nhiều cân nhắc sử dụng lại phương pháp chữa tiểu đường bằng đỉa.

    Cơ chế chữa tiểu đường bằng đỉa

    Sự tiến triển của bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề, dẫn đến những căn bệnh liên quan đến mạch máu gây cản trở hoặc chặn máu lưu thông xuống ngón chân, ngón tay, bàn chân và bàn tay. Khi máu bị ngưng trệ đáng kể, những mô bị ảnh hưởng có thể chết. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đoạn chi ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Việc mất chi do các biến chứng của bệnh tiểu đường là mối lo chính của hàng triệu người trên toàn thế giới.

    Cách hiệu quả nhất để ngăn điều này là gia tăng lưu thông máu tới các mô bị ảnh hưởng và giảm tỷ lệ máu đông. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp chữa tiểu đường bằng đỉa có thể giúp ích một phần trong quá trình điều trị. Trong liệu pháp này, đỉa sẽ bám vào mục tiêu và hút máu. Chúng giải phóng các protein và peptit làm loãng máu và ngăn ngừa đông máu. Điều này giúp cải thiện tuần hoàn và ngăn ngừa chết mô.

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy phương pháp y học cổ truyền Hồi giáo, bao gồm việc sử dụng đỉa trong quá trình điều trị, đã giúp một bà cụ 60 tuổi bị tiểu đường thoát khỏi nguy cơ bị đoạn chi. Những loại nước bọt đỉa tổng hợp hiện đã có mặt trên thị trường nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chỉ cần sử dụng 4 con đỉa trong một đợt điều trị là đã có thể giúp giảm thiểu nguy cơ phải cắt bỏ chi.

    Các công dụng khác của đỉa

    hiệu quả của chữa tiểu đường bằng đĩa

    Trong suốt một đợt điều trị, những con đỉa còn sống bám chặt vào vùng mục tiêu và hút máu. Chúng tiết ra các loại protein và peptide để ngăn đông máu, giúp cải thiện lưu thông máu và ngăn tế bào hoại tử. Sau khi quá trình chữa trị kết thúc, những con đỉa sẽ để lại các vết thương nhỏ hình chữ Y nhưng những vết thương này sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo.

    Do hiệu quả trong việc cải thiện lưu thông máu và phá vỡ các cục máu đông nên không ngạc nhiên khi đỉa có thể được dùng để điều trị các rối loạn tuần hoàn và bệnh tim.

    Các loại chất có nguồn gốc từ nước bọt của đỉa đã được đưa vào các loại dược phẩm dùng để chữa:

  • Tăng huyết áp
  • Giãn tĩnh mạch
  • Trĩ
  • Viêm khớp
  • Các vấn đề về da
  • Nước bọt của đỉa cũng đang được kiểm nghiệm về tính khả thi trong việc điều trị ung thư và tiềm năng ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư. Thử nghiệm trên động vật cho thấy việc tiêm nước bọt đỉa trực tiếp vào một cá thể chó giúp ngăn ngừa sự xâm lấn của các tế bào ung thư.

    Tác dụng phụ khi chữa tiểu đường bằng đỉa

    Việc chữa tiểu đường bằng đỉa vừa dễ dàng lại vừa ít có nguy cơ bị tác dụng phụ như các liệu pháp khác. Tuy vậy, bạn tuyệt đối không được nhảy vào vùng nước chứa đầy đỉa để chữa bệnh. Bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, đôi khi là những vi khuẩn kháng thuốc nên hãy đảm bảo tránh tiếp xúc với đỉa bên ngoài môi trường chưa được kiểm nghiệm.

    Ngoài ra, chữa tiểu đường bằng đỉa với nguy cơ nhiễm trùng cao nên bị suy giảm miễn dịch như mắc các bệnh tự miễn không phải là “ứng cử viên” sáng giá cho liệu pháp này.

    Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa tiểu đường bằng đỉa – một liệu pháp mới được phát triển với mong muốn duy trì chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo