backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 12/01/2021

    Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

    “Nicotine gây nghiện chẳng kém gì heroin hay cocaine”. Theo một nghiên cứu của ĐH Boston, Hoa Kỳ thì cứ 10 người cai hút thuốc, có từ 6-9 người tái nghiện. Vậy nicotine trong thuốc lá gây nghiện như thế nào và mức độ nghiện ra sao?

    1 điếu thuốc lá chứa bao nhiêu nicotine? Hàm lượng nicotine trung bình trong 1 điếu thuốc từ khoảng 1–2mg. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm các hóa chất khác trong thuốc lá khiến việc cai thuốc khó khăn hơn.

    Chất nicotine trong thuốc lá gây nghiện như thế nào?

    Nicotine trong thuốc lá là một chất có khả năng gây nghiện tương tự như heroin hay cocain. Quá trình gây nghiện diễn ra như sau:

  • Khi dùng một lượng nhỏ, nicotine tạo cảm giác dễ chịu làm cho người hút thuốc muốn hút nhiều hơn. Chất này kích thích não và hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng đến tâm trạng của người hút thuốc. Chúng hoạt động rất nhiều giống như những thuốc gây nghiện khác, bằng cách đưa dopamine (một chất truyền tín hiệu hóa học) vào mạch tưởng thưởng. Bên cạnh đó, nicotine cũng gây phản ứng dây chuyền của hệ thần kinh giao cảm – không đủ để nhận thấy, nhưng cũng đủ để tăng tốc độ tim và huyết áp của bạn.
  • Lượng nicotine trong thuốc lá đi đến não trong vòng vài giây sau khi hút một hơi và ảnh hưởng của chúng bắt đầu trong vòng vài phút. Đó là lý do tại sao người hút thuốc cảm thấy tỉnh táo rạng ngời lên trong phút chốc. Nếu người hút thuốc không hút thuốc trở lại sớm, triệu chứng cai nghiện sẽ bắt đầu và tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Trung bình người hút thuốc hút khoảng 10 hơi một điếu. Hút một gói mỗi ngày tương đương với việc hít khoảng 200 hơi hàm lượng nicotine trong thuốc lá.
    • Những người hút thuốc thường trở nên phụ thuộc vào nicotine và phải gánh chịu các triệu chứng cai nghiện về thể chất hoặc cảm xúc (thuộc về tinh thần hoặc tâm lý) khi họ ngừng hút thuốc. Các triệu chứng này bao gồm khó chịu, căng thẳng, đau đầu và khó ngủ. Mốc ghi đánh dấu việc nghiện là những người này vẫn tiếp tục hút thuốc mặc dù biết là có hại cho họ – ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của và gia đình của họ theo những cách không lành mạnh. Trong thực tế, hầu hết những người hút thuốc đều muốn bỏ thuốc.

    Nicotine trong thuốc lá gây nghiện mạnh đến mức nào?

    nicotine gây nghiện mạnh như thế nào?

    Khoảng 70% những người hút thuốc nói rằng họ muốn bỏ thuốc lá và khoảng một nửa số đó cố gắng từ bỏ thuốc lá mỗi năm, nhưng chỉ có 4–7% thành công mà không cần sự giúp đỡ. Nguyên nhân là do người hút thuốc lá không chỉ bị phụ thuộc về thể chất mà còn bị nicotine chi phối tâm lý. Đây cũng là lý do khiến họ tái nghiện sau khi cai.

    Những người hút thuốc cũng có thể liên kết việc hút thuốc với các thói quen khác, nên ngưng hút đồng nghĩa với việc thay đổi nhiều thói quen. Ngoài ra, vì hành động hút thuốc như một dấu hiệu giải tỏa tâm trạng, việc bỏ thuốc sẽ càng khó khăn hơn. Trong thực tế, việc bỏ hút thuốc còn khó hơn cả việc ngừng sử dụng cocain hoặc thuốc phiện như heroin. Các nhà nghiên cứu gần đây đã xem xét 28 nghiên cứu khác nhau đối với những người cố gắng từ bỏ sử dụng các chất họ bị nghiện. Trong các trường hợp không được hỗ trợ cai nghiện, khoảng 18% có thể bỏ rượu và hơn 40% là có khả năng bỏ thuốc phiện hoặc cocain, nhưng chỉ có 8% là có thể bỏ hút thuốc lá.

    Cách cai nghiện nicotine an toàn

    liệu pháp thay thế nicotine

    Việc điều trị độc tính nicotine được gọi là liệu pháp cai nghiện thuốc lá. Thông qua đó bạn có thể giảm bớt các nhu cầu tiêu thụ nicotine cũng như các nguy cơ khác liên quan đến vấn đề sức khoẻ.

    1. Liệu pháp thay thế nicotine

    Liệu pháp thay thế nicotine là những sản phẩm chứa nồng độ nicotine rất thấp, giúp bạn dần cai thuốc và giảm các triệu chứng do thiếu chất này. Các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy những liệu pháp thay thế nicotine có tỉ lệ thành công nhiều hơn 50-70% so với việc cai thuốc tự nhiên.

    Các liệu pháp thay thế nicotine cơ bản có thể kể đến như miếng dán nicotine, kẹo cao su nicotine, viên ngậm nicotine, thuốc nicotine xịt miệng… Tuy nhiên, liệu pháp thay thế nào cũng sẽ có những tác dụng phụ liên quan. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại sản phẩm thay thế nicotine thích hợp với bạn.

    2. Sử dụng thuốc điều trị

    Ngoài các liệu pháp thay thế nicotine kể trên, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ cai nghiện hiệu quả an toàn. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.

    • Buropion: Thuốc được sử dụng lần đầu tiên với công dụng như một liều thuốc chống bệnh trầm cảm. Sau đó thuốc Buropion được chứng minh là có ích trong việc giảm thèm muốn nicotine. Loại thuốc này đạt hiệu quả tương tự như các liệu pháp thay thế nicotine.  Tuy nhiên, tác dụng phụ của loại thuốc này bao gồm việc mất ngủ. Vì vậy, FDA đã “liệt kê’ thuốc bupropion vào “danh sách đen’ vì một số thành phần trong thuốc có liên quan đến bệnh trầm cảm và những hành vi tự sát.
    • Varenicline (Chantix): Varenicline là một dạng thuốc theo toa giúp người hút thuốc từ bỏ thói quen này. Công dụng của nó là làm cản trở các thụ thể nicotine bên trong não đồng thời làm giảm cơn nghiện khói thuốc, vừa làm suy yếu các triệu chứng cai thuốc. Varenicline không gây nghiện, nhưng bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc như buồn nôn, táo bón, mất ngủ…

    3. Điều trị tư vấn tâm lý

    Các đánh giá cho thấy liệu pháp thay thế nicotine và các loại thuốc điều trị khác đạt hiệu quả nhất khi được tư vấn và chăm sóc về tâm lý. Việc điều trị tâm lý bao gồm những tư vấn đơn giản như lời khuyên của bác sĩ làm thế nào để cai nghiện thuốc lá, hay điện thoại tư vấn hoặc điều trị theo nhóm.

    Những lời khuyên tâm lý có thể giúp người người bị nghiện nicotine trong thuốc lá vượt qua các khía cạnh tâm lý của việc cai nghiện như tâm trạng không tốt, cảm giác khó chịu, trong khi thuốc điều trị chỉ có thể giúp giải quyết các vấn đề phụ thuốc vào hóa chất.

    Đã có vô số người đã bỏ thuốc lá thành công. Theo kinh nghiệm của họ, bắt đầu kế hoạch bỏ thuốc lá càng sớm, bạn càng có cơ hội thành công cao. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy bắt đầu kế hoạch bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả người thân.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 12/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo