backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sốt cỏ khô là gì? Bệnh này khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 21/07/2021

    Sốt cỏ khô là gì? Bệnh này khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

    Sốt cỏ khô gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Nhưng liệu sốt cỏ khô có khác biệt gì với bệnh cảm sốt thông thường không?

    Bài viết sau sẽ giải đáp cho câu hỏi sốt cỏ khô là gì và những triệu chứng thường gặp của bệnh. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp đến bạn cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Cùng đón đọc nhé!

    Sốt cỏ khô là gì?

    Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn càng xuất hiện triệu chứng nhiều. Sốt cỏ khô là hình thức phổ biến nhất của dị ứng, trong 5 người bị dị ứng thì có 1 người bị sốt cỏ khô. Dị nguyên gây bệnh sốt cỏ khô bao gồm:

    Triệu chứng dị ứng nào thường gặp?

    Do sốt cỏ khô một phản ứng dị ứng, nên các triệu chứng thường bắt đầu ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

    • Sổ mũi
    • Ho
    • Ngứa (chủ yếu là mắt, mũi, miệng, cổ họng và da)
    • Nghẹt mũi
    • Nhức đầu
    • Thấy nặng mặt, má, mũi
    • Cảm giác rắc rắc và ù tai
    • Viêm họng
    • Mắt chảy nước, đỏ hoặc sưng
    • Thâm quầng dưới mắt
    • Mề đay.

    Làm thế nào phân biệt bệnh sốt cỏ khô với cảm lạnh hay cảm cúm?

    Bệnh sốt cỏ khô kéo dài hơn cảm lạnh hay cảm cúm đến vài tuần và không gây sốt cao hay rõ rệt. Nước mũi hay đờm của sốt cỏ khô lỏng và trong, trong khi nước mũi hay đờm của cảm cúm thường đặc hơn. Ngứa (chủ yếu là mắt, mũi, miệng, cổ họng và da) thường gặp ở sốt cỏ khô nhưng không có ở cảm lạnh hay cảm cúm. Sổ mũi ở sốt cỏ khô xảy ra lâu và nghiêm trọng hơn.

    Khi nào tôi nên đi khám bác sĩ?

    Nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, bạn hãy nên đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể khám bệnh và hỏi về triệu chứng của bạn. Hãy nhớ lại các triệu chứng qua từng giai đoạn thời gian để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây dị ứng.

    Nguyên nhân nào gây dị ứng?

    Sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể và giải phóng một hóa chất gọi là histamine vào máu. Hóa chất này kích thích các triệu chứng sốt cỏ khô, chẳng hạn như chảy nước mắt, hắt hơi và ho.

    Sốt cỏ khô có thể xảy ra với bất cứ ai. Nhưng một số người có nguy cơ viêm mũi dị ứng cao hơn, thường xảy ra ở những người được chẩn đoán có bệnh hen suyễn hoặc có dị ứng khác, và những người có tiền sử gia đình bị dị ứng hoặc hen suyễn.

    Hai xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán bệnh sốt cỏ khô

    Bác sĩ gia đình hay chuyên gia dị ứng có thể chẩn đoán bệnh sốt cỏ khô. Nhưng trước khi bác sĩ chẩn đoán, họ sẽ hỏi một số câu hỏi về tiền sử y tế của cá nhân và gia đình, công việc của bạn và môi trường trong gia đình. Những câu hỏi có thể cung cấp gợi ý về nguyên nhân của dị ứng. Tái khám thường xuyên cũng là một phần quan trọng của quá trình chẩn đoán.

    Có hai xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sốt cỏ khô:

    Xét nghiệm lẩy da

    Một mẫu nhỏ của các chất gây dị ứng khác nhau được chích vào da của bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm ở một trong hai cánh tay hoặc lưng. Sau khoảng 20 phút, bác sĩ sẽ đánh giá phản ứng dị ứng của da bạn với chất đó, nếu có phản ứng dị ứng, vùng đó sẽ phát ban hoặc mề đay.

    Xét nghiệm máu dị ứng

    Nếu lẩy da không cung cấp đủ thông tin, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên xét nghiệm máu. Mẫu máu sẽ được lấy ra từ tĩnh mạch ở cánh tay. Xét nghiệm rất đặc hiệu và chỉ kiểm tra được một loại chất gây dị ứng trong một lần.

    Điều trị bệnh sốt cỏ khô có khó không?

    Nhiều người có thể giảm triệu chứng sốt cỏ khô bằng cách tránh các chất gây phản ứng, nhưng không phải lúc nào cũng khả thi. Nếu bạn không thể tránh chất gây dị ứng, có một số phương pháp điều trị bệnh sốt cỏ khô và cách kiểm soát các triệu chứng, bao gồm thuốc theo toa và thuốc không kê toa.

    • Corticosteroids mũi: Một loại thuốc làm giảm viêm mũi và chảy nước mũi.
    • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này chặn histamin, là chất gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng. Thuốc này có sẵn ở hiệu thuốc và có thể không cần phải có toa của bác sĩ. Thuốc kháng histamin có thể giảm chảy nước mũi và hắt hơi.
    • Thuốc thông mũi: Một loại thuốc co mạch trong mũi, giúp giảm nghẹt mũi do cảm và dị ứng.
    • Corticosteroid đường uống: Trong các trường hợp dị ứng nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống thuốc corticosteroid như prednisone. Những loại thuốc này làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả, nhưng sử dụng lâu dài làm tăng nguy cơ bị yếu cơ, loãng xương và đục thủy tinh thể.
    • Rửa mũi: Rửa mũi hoặc rửa nước muối là một điều trị sốt cỏ khô hiệu quả. Nước rửa không theo toa, có thể đào thải chất gây dị ứng từ mũi và giảm các triệu chứng. Sử dụng nước rửa mũi theo hướng dẫn.
    • Các thuốc khác điều trị bệnh sốt mùa hè bao gồm natri cromolyn, leukotriene modifiiers và ipratropium mũi.

    Đôi khi, thuốc kê đơn và không kê đơn không cải thiện triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị dùng phương pháp giải dị ứng. Liệu pháp này giúp giảm phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng. Trong khoảng vài tháng hoặc vài năm, bác sĩ tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể của bạn. Qua một thời gian, mức độ nghiêm trọng của các phản ứng sẽ giảm, đến khi bạn không cần dùng thuốc nữa.

    Biến chứng của sốt cỏ khô là gì?

    Chất gây dị ứng ngoài trời có thể khiến bạn phải ở trong nhà cả mùa xuân và mùa hè, nhảy mũi hoặc nghẹt mũi do các dị ứng trong nhà khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh sốt mùa hè có thể làm bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng, có thể gây nhiễm trùng tai và viêm xoang.

    Tôi có thể ngăn ngừa sốt cỏ khô như thế nào?

    Phấn hoa

    Tắm vòi sen hoặc tắm bồn trước khi đi ngủ để rửa sạch phấn hoa và các chất gây dị ứng khác trong tóc và trên da của bạn. Tránh đi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày khô, nhiều gió. Luôn đóng cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng điều hòa trong nhà và trong xe của bạn.

    Nấm mốc

    Bạn có thể làm giảm lượng nấm mốc trong nhà bằng cách bỏ cây trồng trong nhà và thường xuyên làm sạch rèm cửa, cửa sổ phòng tắm, tường ẩm, vùng có rác khô và thùng rác trong nhà. Sử dụng hỗn hợp nước và thuốc tẩy clo để diệt nấm mốc. Luôn mở cửa ra vào, cửa sổ, bật quạt để tăng không khí chuyển động và giúp ngăn ngừa nấm mốc. Không trải thảm trong phòng tắm hoặc phòng ẩm ướt khác và sử dụng sơn chống nấm mốc thay vì giấy dán tường. Bạn nên giảm độ ẩm trong nhà đến 50% hoặc ít hơn. Bạn có thể kiểm soát chất lượng không khí gia đình bằng một máy hút ẩm, thường xuyên làm sạch hoặc thay thế các bộ lọc trong hệ thống máy hút ẩm.

    Lông vật nuôi

    Nếu bị dị ứng nặng, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Lông chó mèo thường xuyên tích tụ bụi trong nhà và thường mất khoảng 4 tuần mới biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều cách để làm giảm lượng lông vật nuôi trong nhà. Sử dụng giường kháng dị ứng, tắm thú cưng thường xuyên, và sử dụng bộ lọc không khí có thể giúp giảm bớt lông vật nuôi. Hãy hỏi bác sĩ thú y cách khác để giảm bớt lông vật nuôi trong nhà của bạn.

    Bụi và mạt bụi

    Để giảm bụi trong nhà, bạn không nên dùng màn, gối làm bằng lông vũ, không dùng đồ nội thất bọc da, không dùng khăn quàng cổ hoặc đồ chơi loại không thể giặt được. Thay thảm vải bằng sơn hoặc gỗ, tốt nhất là sàn đánh bóng. Lau sàn nhà và lau bề mặt đồ vật thường xuyên bằng vải ướt. Hút bụi thường xuyên bằng máy có bộ lọc không khí cường độ cao (HEPA). Hút bụi đồ nội thất mềm, rèm cửa và sàn nhà.

    Lắp đặt một máy lọc không khí có bộ lọc tĩnh điện hay bộ lọc không khí cường độ cao. Giặt thảm và nệm ghế với chất tẩy rửa đặc biệt, chẳng hạn như benzyl benzoat hoặc tannic acid dạng xịt. Rửa sạch bộ đồ giường bằng nước nóng (nóng hơn 55ºC) mỗi 7 – 10 ngày. Không sử dụng miếng đệm đặt lên thêm trên giường nệm. Bọc giường và gối bằng bọc nhựa. Giảm độ ẩm trong nhà bằng cách sử dụng máy hút ẩm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 21/07/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo