backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Đức Hải · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng

    Nhiệm vụ của hệ miễn dịch là bảo vệ bạn khỏi những chất ngoại lai có thể khiến bạn bị bệnh. Điều này được thực hiện bằng cách sản xuất ra các kháng thể.

    Đôi khi hệ miễn dịch của bạn xác định những chất từ bên ngoài là xấu, thậm chí ngay cả khi chúng vô hại. Những dị ứng nguyên thường gặp bao gồm nọc độc, phấn hoa và vụn da thú cưng. Những thức ăn thường gây dị ứng gồm hạnh nhân, sữa, các sản phẩn từ lúa mì, sứa và dâu tây.

    Phản ứng thái quá này có thể gây ra những triệu chứng như ngứa da, chảy nước mắt hay hắt hơi. Nó cũng có thể gây sốc phản vệ, một phản ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy hô hấp và ngưng tim.

    Làm thế nào để xác định các loại phản ứng dị ứng?

    Các triệu chứng tùy thuộc vào dị ứng nguyên và có thể thay đổi từ người này đến người khác. Phản ứng dị ứng có thể gây mề đay, phát ban và những kích thích da khác. Một vài dị ứng nguyên từ thức ăn có thể gây tiêu chảy, đầy bụng và những rối loạn tiêu hóa khác. Các dấu hiệu khác của dị ứng bao gồm phù, sung huyết chảy nước mắt và chảy nước mũi.

    Phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất là phản ứng phản vệ. Đây là trường hợp cần cấp cứu y tế ngay lập tức.

    Các dấu hiệu bao gồm choáng váng, tiêu chảy và mạch yếu. Phù nề đường thở có thể gây khó thở. Phản ứng phản vệ không điều trị có thể dẫn đến rối loạn tri giác, suy hô hấp và ngưng tim.

    Bạn nên ứng phó với các loại phản ứng dị ứng như thế nào?

    Có nhiều loại phản ứng dị ứng khác nhau, như sốc phản vệ, phản ứng dị ứng do chất độc từ cây, do các loại côn trùng đốt hoặc do những yếu tố gây dị ứng khác. Các phản ứng dị ứng nếu không được sơ cứu và xử lý đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong. Liệu bạn đã biết cách sơ cấp cứu cho từng trường hợp phản ứng dị ứng khác nhau?

    Phản ứng dị ứng nhẹ

    Phản ứng dị ứng nhẹ có thể được điều trị an toàn tại nhà. Các thuốc kháng histamin không kê toa và thuốc giảm sung huyết có thể làm giảm triệu chứng và vấn đề hô hấp. Những thuốc này được bán dưới dạng viên, thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi.

    Phù nề, đỏ và ngứa có thể giảm với chườm đá và bôi kem có chứa corticosteroids. Acetaminophen có thể giúp giảm đau. Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, bác sĩ sẽ kê cho bạn những thuốc mạnh hơn.

    Phản ứng sốc phản vệ

    Sốc phản vệ là một tình trạng đe dọa tính mạng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Nhân viên cấp cứu thường tiêm epinephrine (adrenalin) ngay lập tức. Bạn càng sớm nhận được mũi tiêm epinephrine, khả năng sống sót của bạn càng cao.

    Khi bạn đã trải qua phản ứng phản vệ, bác sĩ có thể kê epinephrine cấp cứu (EpiPen®) để bạn có thể mang nó cùng với mình. Mũi tiêm tự động sẽ chứa một liều đơn độc epinephrine bạn có thể tiêm vào đùi. Hãy nhớ thay thuốc nếu hết hạn sử dụng. Hãy hướng dẫn gia đình và bạn bè bạn cách tiêm thuốc phòng những tình huống cấp cứu.

    Sốc phản vệ có thể gây mất tri giác, ngưng thở và ngưng tim. Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, kiểm tra đường thở của bệnh nhân, hô hấp và tuần hoàn. Nếu cần thiết, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo và hồi sức tim phổi.

    Hãy cố gắng giúp bệnh nhân bình tĩnh. Đừng bao giờ cố nhét thuốc vào miệng một bệnh nhân đang khó thở hay đặt bất kì thứ gì dưới đầu bệnh nhân. Nâng chân bệnh nhân lên khoảng 30 cm và che mặt họ với một tấm khăn.

    Phản ứng dị ứng chất độc từ cây

    Nhiều người xuất hiện phản ứng dị ứng sao phơi nhiễm với chất độc cây thường xuân, cây sồi và cây sơn. Các triệu chứng có thể thay đổi từ đỏ nhẹ và ngứa đến nổi mụn nước và phù nề.

    Nếu bạn chạm vào những cây có chất độc này, đừng gãi. Tránh rửa bằng xà phòng và nước mát. Hãy làm dịu da bạn bằng các sản phẩm keo yến mạch hay kem bôi hydrocortisone.

    Thuốc kháng histamin có thể làm giảm ngứa và viêm. Nếu triệu chứng nặng nề, bác sĩ có thể kê steroid mạnh hơn đường uống hoặc kem bôi.

    Phản ứng dị ứng do côn trùng cắn

    Hầu hết chúng ta có phản ứng nhẹ với vết cắn côn trùng. Nếu bạn bị đốt bởi côn trùng, hãy lấy ngòi đốt ra bằng một vật có rìa thẳng (như thẻ tín dụng chẳng hạn) và với động tác chải nhẹ. Kéo hay ấn vào ngòi đốt có thể làm giải phóng chất độc vào cơ thể bạn.

    Rửa kĩ vùng bị đốt với xà phòng và nước. Chườm đá để giảm phù nề. Bạn có thể sử dụng acetaminophen không kê đơn để giảm đau.

    Phản ứng dị ứng do sứa đốt

    Một vết sứa đốt có thể phá hoại một ngày thư giãn hoàn hảo trên bờ biển của bạn. Da xung quanh vết đốt có thể trở nên sưng và đỏ, gây đau và ngứa.

    Nếu bạn không may bị sứa đốt, hãy rửa vùng bị đốt với nước biển hay giấm khoảng 30 phút. Cách này sẽ trung hòa độc tố. Đá có thể làm dịu da bạn và giảm đau. Hãy sử dụng kem hydrocortisone và kháng histamin để làm giảm sưng.

    Bạn cần làm gì sau khi sơ cứu phản ứng dị ứng?

    Một khi bạn có phản ứng dị ứng, quan trọng là bạn xác định được nguyên nhân để có thể phòng tránh trong tương lai. Bạn nên:

    • Kiểm tra mọi thứ trong nhà bạn. Nhiều sản phẩm có mùi hương hay chất nhuộm có thể kích thích da bạn.
    • Hãy đọc dán nhãn sản phẩm cẩn thận. Thực phẩm đóng gói thường chứa những nguyên liệu không ngờ đến.
    • Tích trữ thuốc bôi ngoài da kháng histamin, và thuốc giảm đau không kê đơn trong tủ thuốc của bạn.
    • Hãy yêu cầu bác sĩ kê đơn epinephrine cấp cứu cho bạn nếu bạn đã từng bị phản ứng phản vệ. Sốc phản vệ luôn là trường hợp y tế khẩn cấp. Các cơn phản ứng phản vệ luôn luôn nên được theo dõi y tế về sau.

    Phản ứng dị ứng là một tình trạng thường gặp, đòi hỏi cách sơ cứu đúng và nhanh chóng. Vì sự an toàn sức khỏe, việc hiểu biết về nguyên nhân và cách cấp cứu sẽ giúp bạn ứng phó xử lý kịp thời cho người thân hay chính bản thân khi mắc phải một phản ứng dị ứng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Đức Hải · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo