backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Điều trị bệnh thận ứ nước: Thoát nước tiểu là ưu tiên hàng đầu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 21/08/2020

    Điều trị bệnh thận ứ nước: Thoát nước tiểu là ưu tiên hàng đầu

    Đối với bệnh thận ứ nước, thoát nước tiểu là thủ thuật điều trị ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo đó, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc kê toa hoặc các thủ thuật đặc hiệu khác chấm dứt hẳn tình trạng này.

    Tình trạng thận tích nước dẫn đến “căng phồng” hay sưng lên gọi là bệnh thận ứ nước. Vấn đề sức khỏe này có thể gây suy giảm chức năng cũng như tổn thương các tế bào thận.

    Tuy vậy, theo thống kê, căn bệnh này dường như không để lại bất kỳ vấn đề lâu dài nào nếu nó sớm được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Thực tế, nếu bệnh mới phát sinh, quá trình điều trị có thể trì hoãn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bệnh đã tiến đến giai đoạn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến chứng, ví dụ như nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu), bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành điều trị ngay lập tức.

    Vậy, bạn đã biết làm thế nào để điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

    Những phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả

    Tương tự các tình trạng sức khỏe khác, bệnh thận ứ nước có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Ở người trưởng thành, mục tiêu hàng đầu của liệu trình điều trị sẽ là:

    • Loại bỏ tình trạng tích tụ nước tiểu, từ đó thuyên giảm áp lực đè nén ở thận
    • Phòng ngừa thận chịu thương tổn vĩnh viễn
    • Điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh

    Thoát nước tiểu

    Thoát nước tiểu ở người bị bệnh thận ứ nước
    Người bệnh cần được thoát nước tiểu càng sớm càng tốt nhằm giảm bớt áp lực đè nén lên thận.

    Công đoạn đầu tiên trong việc điều trị bệnh thận ứ nước là “giải thoát” lượng chất lỏng tích trữ tại cơ quan bài tiết. Điều này sẽ giúp bạn xoa dịu phần nào cơn đau thận, đồng thời ngăn ngừa bộ phận trên nhận thêm tổn thương.

    Thủ thuật thoát nước tiểu thường gồm hai cách là:

    Ngoài ra, đối với trường hợp nghiêm trọng như thận tổn thương quá nặng, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ thận.

    Theo các chuyên gia, hầu hết người bệnh vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt bình thường chỉ với một quả thận. Mặc dù điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của họ nhưng không đáng kể.

    Điều trị nguyên nhân gây bệnh

    Sau khi áp lực đè nén lên thận đã được giải quyết, bạn sẽ cần giải quyết nguyên nhân gây nên sự tích tụ dịch để có thể điều trị bệnh thận ứ nước tận gốc.

    Một số nguyên nhân phổ biến cùng phương pháp điều trị có thể bao gồm:

    • Sỏi thận: sỏi nhỏ có thể được điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, đối với sỏi lớn, bạn sẽ cần đến phẫu thuật hoặc sử dụng sóng âm để loại bỏ chúng hoàn toàn.
    • Phì đại tuyến tiền liệt: tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh có thể được chữa trị bằng thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật.
    • Hẹp niệu quản: chèn ống stent để thoát nước tiểu. Thủ thuật này thường không cần phẫu thuật.
    • Ung thư: hóa trị, xạ trị và phẫu thuật là các phương pháp chủ yếu để loại bỏ những tế bào đột biến.

    Nếu bệnh thận ứ nước tại thận xảy ra trong khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ không chỉ định bạn thực hiện bất kỳ liệu trình điều trị nào. Họ cho rằng tình trạng này sẽ kết thúc trong vòng vài tuần sau khi bạn sinh.

    Mẹ bầu cần thoát nước tiểu
    Ngoại trừ thoát nước tiểu, bác sĩ sẽ không yêu cầu mẹ bầu áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị cụ thể nào đối với tình trạng ứ nước ở thận.

    Tuy nhiên, ống thông vẫn có thể được áp dụng trong phần lớn trường hợp để hỗ trợ thoát nước tiểu.

    Trong vài tình huống, bạn có thể cần dùng đến thuốc giảm đau hoặc kháng sinh nếu cảm thấy đau nhức dữ dội ở thận hoặc nhiễm trùng đường tiểu phát sinh.

    Điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ cần lưu ý gì?

    Hầu hết trường hợp, trẻ nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh thận ứ nước trước khi sinh sẽ không cần tiếp nhận bất kỳ điều trị y tế nào. Điều này là bởi bác sĩ cho rằng tình trạng trên sẽ được cải thiện trước khi mẹ sinh bé ra hoặc trong vòng vài tháng kể từ khi trẻ chào đời.

    Trẻ sơ sinh bị bệnh thận ứ nước
    Tình trạng tích tụ chất lỏng tại thận có thể phát sinh ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả trẻ sơ sinh.

    Thực tế, cả mẹ bầu lẫn thai nhi đều sẽ không gặp phải rủi ro nào phát sinh từ vấn đề tích nước ở thận. Do đó, việc chuyển dạ sớm là điều không cần thiết.

    Bên cạnh đó, sau khi ra đời, trẻ sơ sinh sẽ được khám sức khỏe thận để kiểm tra liệu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Quá trình này sẽ cần lặp lại vài lần trong những tuần tiếp theo để đảm bảo sức khỏe của bé.

    Các biện pháp dùng để kiểm tra tình trạng ứ nước tại thận của trẻ nhỏ

    Những xét nghiệm dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh trong trường hợp này gồm:

    • Siêu âm: dùng sóng âm để mô tả hình ảnh về thận của bé.
    • Chụp X-quang bàng quang – niệu đạo: kiểm tra bất kỳ vấn đề bất thường nào phát sinh ở đây.
    • Xạ hình thận bằng DMSA: dùng chất phóng xạ để xây dựng hình ảnh của thận, nhằm đánh giá khả năng hoạt động của cơ quan bài tiết này.

    Ở trẻ nhỏ, hầu hết trường hợp tích tụ chất lỏng tại thận sẽ được cải thiện khi chúng lớn lên. Tuy nhiên, bé vẫn sẽ cần dùng kháng sinh cho đến khi kết quả xét nghiệm cho thấy không còn vấn đề nào phát sinh ở cơ quan bài tiết này. Điều này giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh nhiễm trùng đường tiết niệu do ứ nước tiểu ở thận.

    Đối với tình huống bệnh không có xu hướng cải thiện theo thời gian, trẻ có thể cần:

    • Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh
    • Trực tiếp phẫu thuật để điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh

    Tình trạng tích tụ chất lỏng ở thận có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người trưởng thành hay trẻ sơ sinh. Phần lớn trường hợp, người mắc bệnh thận ứ nước sẽ cần đặt ống thông để thoát nước tiểu ra khỏi thận. Bên cạnh đó, thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật có thể cần thiết để khắc phục vấn đề triệt để.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 21/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo