backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn nên ăn gì khi bị bệnh chàm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    Bạn nên ăn gì khi bị bệnh chàm?

    Bạn có biết rằng có những loại thực phẩm rất tốt trong việc điều trị bệnh chàm, nhưng cũng có những thực phẩm sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

    Chàm là một căn bệnh rất “khó chiều’ khi mắc phải. Đây là một tình trạng viêm da mạn tính, gây đỏ, ngứa và có vảy. Đôi khi, có những vết loét nhỏ, thậm chí da sẽ nứt, gây đau đớn cho người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em hơn, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 12%.

    Chàm là một tình trạng lâu dài, rất khó dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể giảm các triệu chứng và thích nghi với bệnh bằng cách có chế độ ăn uống hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả.

    1. Loại bỏ các chất gây dị ứng

    ban-nen-an-gi-khi-bi-benh-cham 1

    Những người bị bệnh chàm thường có kháng thể trong hệ thống cao hơn người khỏe mạnh. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng có phản ứng dị ứng hơn. Nhiều người cũng có thể bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc hen. Những thực phẩm thường gây ra dị ứng gồm: trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, gluten, các quả họ cam và chocolate.

    Vì vậy, khi bị chàm, bạn nên có chế độ ăn cắt giảm các chất gây dị ứng trên. Tuy nhiên, trước khi thực hiện chế độ này, bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thể thiết kế một thực đơn phù hợp cho sức khỏe.

    2. Bổ sung probiotic

    Bạn có biết rằng đường tiêu hóa ổn định sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch, từ đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh chàm. Trong ruột có rất nhiều loại vi khuẩn, còn được gọi là probiotic, giúp xây dựng hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Trong các loại probiotic, Bifidobacteria và Lactobacillus là hai loại vi khuẩn có vai trò cực kỳ quan trọng.

    Đối với phụ nữ mang thai bị chàm, bạn chỉ nên bổ sung probiotic trong thời kỳ mang thai và cho con bú, điều này sẽ giúp giảm 57% nguy cơ tiến triển bệnh và 44% bị dị ứng.

    3. Lựa chọn những thực phẩm có tính chống viêm

    ban-nen-an-gi-khi-bi-benh-cham 2

    Khi bệnh chàm tiến triển sẽ dẫn đến tình trạng viêm, vì vậy để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm có tính chống viêm.

    Bạn cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường và carbohydrate tinh chế, vì những chất này sẽ làm tăng mức insulin trong máu, dẫn đến kích thích tình trạng viêm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân bằng lượng chất béo trong chế độ ăn để chống viêm, đặc biệt nếu bạn có hàm lượng omega-3 cao trong cơ thể. Nếu có thể, bạn hãy ăn nhiều dầu cá, hải sản, hạt và dầu hạt lanh.

    Những người mắc bệnh chàm thường có khả năng chuyển đổi các chất béo cần thiết. Những chất béo này, đặc biệt là axit béo omega-3, rất tốt cho da và giúp giảm viêm. Dạng omega-3 dễ hấp thụ nhất cho người bị chàm có trong dầu cá. Vì vậy, bạn nên bổ sung thường xuyên dầu cá nếu bị chàm nhé.

    4. Sử dụng mật ong

    ban-nen-an-gi-khi-bi-benh-cham 3

    Một số sản phẩm chăm sóc da sẽ làm cho tình trạng chàm nặng hơn. Vì vậy, bạn cần tránh các sản phẩm có thành phần như odium lauryl sulphate, talc, lanolin, propylene glycol, phthalate và những thành phần khác bạn bị dị ứng.

    Nếu da bạn nhạy cảm và đang băn khoăn không biết nên dùng sản phẩm nào, hãy thử dùng mật ong. Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng nấm và sát khuẩn, giúp hỗ trợ hệt thống miễn dịch. Bạn có thể thoa mật ong trực tiếp lên da hoặc uống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh chàm.

    5. Bổ sung nhiều vitamin

    Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh chàm. Một thực đơn có sự cân bằng giữa vitamin, chất khoáng và flavonoid sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt, bạn nên lưu tâm đến những loại khoáng chất và vitamin sau đây:

  • Kẽm: có trong hải sản, hạt bí, chocolate đen, thịt nạt đỏ
  • Vitamin C: có trong rau quả, trái cây có nhiều màu sắc
  • Vitamin E: có trong hạt hướng dương, nhạn nhân, bơ
  • Vitamin D: được hấp thu chủ yếu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra còn có trong cá, nấm, phô mai…
  • Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 01/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo