backup og meta

Thiếu máu bất sản

Thiếu máu bất sản

Tìm hiểu chung

Thiếu máu bất sản là bệnh gì?

Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu máu.

Thiếu máu bất sản nặng có thể gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu bất sản là gì?

Triệu chứng thiếu máu bất sản bao gồm: sức khỏe yếu, mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt và khó thở, không thể vận động nhiều và da tái. Tùy thuộc vào loại tế bào máu mà bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đi khám ngay nếu gặp một số triệu chứng đã được đề cập ở trên. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh có biểu hiện sốt, đau ngực hoặc chóng mặt không rõ nguyên nhân, cần đến khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra thiếu máu bất sản là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây thiếu máu bất sản vẫn chưa được xác định rõ.

Tuy vậy, bạn có thể bị thiếu máu bất sản nếu bị phơi nhiễm với hóa chất như benzen, thuốc trừ sâu (DDT) và thuốc nổ (TNT).

Phơi nhiễm bức xạ, thuốc kháng sinh chloramphenicol và muối vàng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và một số bệnh nhiễm virus như viêm gan siêu vi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu bất sản. Ngoài ra, các bệnh rối loạn tự miễn làm giảm chức năng của tủy xương cũng có thể gây thiếu máu bất sản.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải thiếu máu bất sản?

Thiếu máu bất sản là bệnh khá hiếm gặp. Theo thống kê, trong 100,000 người thì có 1 người bị thiếu máu bất sản. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố và nguy cơ gây bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thiếu máu bất sản?

Các yếu tố làm tăng khả năng bị thiếu máu bất sản bao gồm:

  • Điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị với liều lượng cao;
  • Phơi nhiễm hóa chất độc hại;
  • Sử dụng một số thuốc như chloramphenicol hoặc hợp chất vàng trong điều trị nhiễm trùng và viêm khớp dạng thấp;
  • Các bệnh về máu, bệnh tự miễn và nhiễm trùng nặng;
  • Phụ nữ mang thai.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu máu bất sản?

Bác sĩ chẩn đoán thiếu máu bất sản dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm công thức máu (CBC). Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn làm sinh thiết tủy xương. Trong quá trình sinh thiết, mô tủy sẽ được trích ra bằng cách đưa kim vào bên trong xương phía sau xương chậu, sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi và làm các xét nghiệm đặc biệt khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu máu bất sản?

Chẩn đoán nhanh chóng và điều trị kịp thời là việc rất quan trọng. Người bệnh cần được truyền máu thường xuyên để tránh tình trạng thiếu máu lâu dài. Một số thuốc đặc trị có thể giúp tủy xương tạo ra các tế bào máu mới hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch gây ra rối loạn.

Ngoài ra, bệnh có thể điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương. Thường bệnh nhân sẽ được cấy ghép tủy xương từ những người cùng huyết thống. Trong một số trường hợp, người không cùng huyết thống cũng có thể cho tủy, nhưng người cho cần phải được xét nghiệm để biết tủy có phù hợp với người nhận hay không. Tuy nhiên, việc cấy ghép tủy rất phức tạp và cần một số yếu tố khác để thành công. Trong cấy ghép tủy, bác sĩ sẽ áp dụng hóa trị liều cao, tiêm các tế bào tủy xương của người hiến tặng vào và sau đó dùng thuốc ức chế miễn dịch chứa steroid như prednisone để đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch không thải ghép.

Tế bào tủy xương của người hiến tặng có thể tấn công cơ thể và gây ra biến chứng nghiêm trọng gọi là bệnh mảnh ghép chống ký chủ. Nếu bị biến chứng mảnh ghép chống ký chủ, bạn sẽ bị phát ban, tiêu chảy và viêm gan. Thuốc ức chế miễn dịch có thể ngăn ngừa biến chứng này.

Việc cấy ghép có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây tử vong như nhiễm trùng và ảnh hưởng của hóa trị. Tác dụng phụ khác của steroid cũng có thể xảy ra các triệu chứng như huyết áp cao và tăng cân.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu bất sản?

Thiếu máu bất sản có thể được hạn chế nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Làm xét nghiệm định kỳ theo chỉ dẫn;
  • Nếu bạn có số lượng bạch cầu thấp, bạn cần có chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế phơi nhiễm vi khuẩn, nhằm tránh việc vi khuẩn các bệnh khác có khả năng xâm nhập vào cơ thể bạn;
  • Đeo vòng tay y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

National Heart, Lung, and Blood Institute. Aplastic anemia. http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/aplastic/. Ngày truy cập 28/07/2015

Mayo clinic. Aplastic anemia. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/aplastic-anemia/basics/risk-factors/con-20019296. Ngày truy cập 28/07/2015

Phiên bản hiện tại

25/05/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: phuong tran


Bài viết liên quan

Các phương pháp điều trị bệnh tan máu bẩm sinh thể nhẹ

Hiến tiểu cầu là gì và các thông tin về quá trình thực hiện


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 25/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo