Bệnh sán chó còn được gọi là bệnh giun sán chó mèo. Có 2 loại giun (ký sinh trùng) gây bệnh sán chó ở người là toxocara canis (ký sinh trên chó) và toxocara cati (ký sinh trên mèo).
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh sán chó còn được gọi là bệnh giun sán chó mèo. Có 2 loại giun (ký sinh trùng) gây bệnh sán chó ở người là toxocara canis (ký sinh trên chó) và toxocara cati (ký sinh trên mèo).
Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em và thanh-thiếu niên thường xuyên tiếp xúc với chó hoặc mèo không được vệ sinh kỹ lưỡng. Quá trình và tốc độ lây lan bệnh sán chó phụ thuộc vào các yếu tố như thói quen sinh hoạt, tần suất tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun và nguồn đất nhiễm phân chó, mèo.
Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ ấu trùng giun sán xâm nhập vào cơ thể nhiều hay ít và thể trạng của người bệnh. Nếu bạn nhiễm giun sán do ăn phải gan động vật có mầm bệnh chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh cực kỳ ngắn, có thể là vài ngày, thậm chí vài giờ.
Khi bạn nuốt phải ấu trùng giun, sán vào cơ thể, chúng sẽ di chuyển đến ruột non rồi tiến đến gan. Từ đây, ấu trùng bám vào hệ tuần hoàn và hệ thống hạch bạch huyết để di trú đến nhiều bộ phận cơ thể khác như mắt, bụng, phổi, tay, chân… Ở đó, chúng sẽ gây ra các tổn thương, thậm chí phá hủy tế bào ở bộ phận mà chúng ký sinh. Dù chúng không thể lớn lên và sinh sôi trong cơ thể người nhưng nếu không được điều trị, chúng sẽ sinh sống ở các bộ phận nội tạng của chúng ta trong nhiều năm và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm trứng giun, sán từ chó, mèo thì bạn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, người hay ăn thịt chó, thịt mèo cũng có nhiều khả năng nhiễm bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sán chó. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là thường xuyên tiếp xúc gần gũi với chó, mèo không được vệ sinh sạch sẽ, tiếp xúc với nguồn đất hoặc nước bị nhiễm phân chó, mèo.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp khác là do ăn các loại rau, củ, quả trồng ở vùng đất bị nhiễm phân chó, mèo nhưng không được rửa kỹ hoặc nấu chín.
Hầu như bệnh không gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng đặc biệt nên người bệnh rất khó nhận biết cho đến khi dấu hiệu bệnh giun sán thể hiện rõ rệt ra bên ngoài như:
Bệnh sán chó ở mắt là tình trạng ấu trùng giun đã di chuyển đến mắt và lưu trú ở đó. Dù tương đối hiếm gặp nhưng đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng viêm màng bồ đào. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh-thiếu niên hơn là người lớn.
Việc chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt tương đối khó khăn vì đây là tình trạng không phổ biến và có biểu hiện không đồng nhất ở từng bệnh nhân.
Tuy nhiên, đa số ca bệnh nhiễm sán chó ở mắt đều ghi nhận các dấu hiệu đặc trưng như đau mắt, nhạy cảm quá mức với ánh sáng, mắt mờ và nổi gân máu bất thường.
Bệnh sán chó ở mắt thường không được tiên lượng cho đến khi bệnh nhân thực hiện các cuộc kiểm tra sàng lọc về thị lực hoặc các bệnh lý thường xảy ra ở mắt nhưng không có kết quả. Sau đó, bác sĩ có thể gợi ý cho bạn làm một số thủ tục xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt.
Ngay khi phát hiện và được chẩn đoán bệnh sán chó ở mắt, bệnh nhân cần phải tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Liệu trình điều trị bắt đầu càng sớm thì bệnh nhân càng có nhiều cơ hội ngăn chặn ấu trùng giun, sán di chuyển đến khu vực võng mạc của mắt.
Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng giúp mắt tiếp nhận hình ảnh từ cuộc sống. Nếu ấu trùng giun, sán di chuyển đến và cư trú ở võng mạc, chúng sẽ làm tổn thương khu vực này khiến mắt bị hạn chế tầm nhìn, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.
Quá trình điều trị bệnh sán chó ở mắt nói riêng và bệnh sán chó nói chung tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
Dựa vào mức độ nặng, nhẹ của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc và liều lượng phù hợp. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng đơn thuốc của người khác áp dụng cho bản thân hoặc tự ý mua thuốc về uống.
Bệnh sán chó có thể chữa khỏi nhưng bệnh nhân sẽ có phản ứng nhạy cảm hơn với ấu trùng giun, sán. Vì thế, những người này có nguy cơ cao bị tái phát nếu tiếp xúc với chó, mèo bị giun, sán, hoặc ăn thực phẩm bị nhiễm trứng giun.
Với những bệnh nhân mắc bệnh sán chó ở những khu vực nhạy cảm như mắt, não, nếu không đạt được hiệu quả điều trị sau khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc để bạn tiến hành phẫu thuật.
Nếu trong gia đình bạn có nuôi chó hoặc mèo, hãy tẩy giun định kỳ cho thú cưng. Thời gian tẩy giun thích hợp là khi vật nuôi được 3 tuần tuổi. Lúc này, bạn cần tẩy giun nhắc lại 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần cho chó, mèo. Sau đó, cứ 6 tháng/lần, bạn lại tẩy giun định kỳ cho chúng.
Xây dựng thói quen vệ sinh tốt như rửa tay trước khi ăn hoặc rửa rau thật sạch trước khi ăn sống hoặc chế biến.
Thường xuyên vệ sinh môi trường ở khu vực mình sinh sống, đặc biệt là ở những khu có phân chó, mèo hoặc khu vui chơi trẻ em.
Với trẻ em, phụ huynh hãy thường xuyên cắt móng tay vì bé hay có thói quen ngậm tay hoặc bốc thức ăn đưa vào miệng. Móng tay dài của bé có thể nơi sinh sống lý tưởng của ấu trung giun, sán và các loại ký sinh trùng khác.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!