Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!
Virus corona là một họ virus lớn có thể gây bệnh ở động vật hoặc người. Ở người, một số chủng virus corona được biết là gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức độ nhẹ như cảm lạnh thông thường đến các bệnh viêm đường hô hấp nghiêm trọng hơn, như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) và Hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS-CoV).
Từ tháng 12-2019, một chủng coronavirus mới gây bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp khá giống với SARS và bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc .
Tuy chưa có thông tin đầy đủ, rõ ràng về chủng virus corona mới này nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), chúng đã được đặt tên là SARS-CoV-2 và bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus này gọi là COVID-19 (viết tắt từ cụm từ “coronavirus disease 2019”, trong đó “disease” có nghĩa là bệnh). Đây là các tên gọi chính thức liên quan đến dịch bệnh này.
Virus SARS-CoV-2 cũng thuộc chi beta coronavirus và có khả năng gây bệnh trên người, tương tự như MERS-CoV và SARS-CoV. Theo lộ trình di chuyển từ các bệnh nhân COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại Trung Quốc thì chủng virus corona mới này có khả năng xuất hiện từ một khu chợ hải sản và động vật sống, cho thấy con đường lây truyền từ động vật sang người. Hiện tại, bệnh đã có khả năng lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần hoặc đến những nơi người bệnh từng sinh hoạt, xuất hiện.
Với mức độ lây lan nhanh chóng và số lượng người nhiễm bệnh tăng chóng mặt, vào ngày 31-1-2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh COVID-19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC).
Đêm ngày 11-3-2020 (tính theo giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 lan rộng trên thế giới đã chính thức trở thành đại dịch.
Tính đến đầu tháng 3-2021, dịch COVID-19 đã lan ra 221 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu và đã có hơn 114.000.000 người mắc và hơn 2.500.000 người tử vong vì dịch bệnh này. Các con số này dự đoán còn tăng thêm vì dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Một người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 qua các con đường sau:
Bệnh dễ lây lan nhất khi người nhiễm virus đã xuất hiện những triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp lây nhiễm xảy ra trước khi người mang virus gây bệnh có biểu hiện triệu chứng (thời gian ủ bệnh) nhưng đây không phải là hình thức lây truyền chính và nguy cơ nhiễm bệnh lúc này khá thấp.
Mặc dù các điều tra ban đầu cho thấy virus SARS-CoV-2 có khả năng hiện diện trong phân người bệnh nhưng nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc với sản phẩm bài tiết từ hệ tiêu hóa là rất thấp. Đây cũng không phải con đường lây truyền chính của dịch bệnh này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cách thức lây truyền COVID-19 do virus SARS-CoV-2 và liên tục cập nhật các thông tin mới liên quan đến vấn đề này.
Theo những trường hợp đã xác nhận mắc phải COVID-19, người bệnh có các biểu hiện bệnh lâm sàng rất đa dạng, từ không có triệu chứng, giống cảm lạnh thông thường, cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng hơn và gây tử vong (đặc biệt ở người cao tuổi, có bệnh mạn tính hay suy giảm hệ miễn dịch).
Các triệu chứng phổ biến nhất là:
Một số người có thể cảm thấy đau nhức, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng này thường nặng dần theo thời gian, có thể diễn biến thành viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong.
Bạn có thể quan tâm: Virus SARS-CoV-2 gây ra những triệu chứng nhẹ ở trẻ nhỏ.
Cũng có trường hợp người nhiễm phải virus gây bệnh nhưng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào và cũng không cảm thấy mệt mỏi hay không khỏe.
Theo WHO, cứ 6 người mắc phải COVID-19 thì có 1 người tiến triển nặng và cảm thấy khó thở nghiêm trọng. Người cao tuổi và những người có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim hay đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao bị viêm đường hô hấp cấp nặng hơn những người khác. Theo thống kê hiện nay thì khoảng 2% số người nhiễm bệnh đã tử vong.
Theo CDC, các triệu chứng của COVID-19 có thể xuất hiện sau ít nhất từ 2–14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (thời gian ủ bệnh). Do đó, người vừa đi đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với người được xác nhận đã nhiễm bệnh cần được cách ly trong 14 ngày để theo dõi, tránh lây lan virus cho cộng đồng.
Nguyên nhân gây ra COVID-19 là chủng virus corona mới có tên gọi là SARS-CoV-2 được cho là lây truyền từ động vật sang người. Như thông tin được đề cập bên trên, đây là chủng virus mới thuộc họ coronavirus và có khả năng gây bệnh trên người, bắt đầu bùng dịch từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định rõ các đặc tính của chủng virus mới này.
Những người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 và cần được cách ly là những người:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tại thời điểm này, để chẩn đoán chính xác một người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì bạn phải đến các cơ sở y tế được phép thực hiện xét nghiệm này (*). Kỹ thuật giúp xác định chủng virus corona mới là kỹ thuật Real time RT-PCR với mẫu bệnh phẩm là dịch tiết đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản được lấy bằng tăm bông và bảo quản trong môi trường quy định. Ngoài ra, có thể xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật giải trình tự gene.
Trường hợp mới nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, các cơ sở y tế sẽ làm thủ tục lưu mẫu máu để chuyển đến các đơn vị được Bộ Y tế cấp phép để đưa ra kết luận cuối cùng.
Nếu bạn hoặc phát hiện người khác có các triệu chứng nghi ngờ bị nhiễm virus gây bệnh, hãy liên lạc với đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095 để cung cấp các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và nhận tư vấn cách phòng chống dịch.
(*) Tại Việt Nam, có khoảng 30 phòng xét nghiệm có thể xét nghiệm COVID-19 bao gồm:
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị COVID-19 nên chủ yếu là điều trị triệu chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có).
Các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể bị đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu nhằm chẩn đoán xác định bệnh. Ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly hoàn toàn.
Bạn có thể tìm kiếm và tham khảo thêm Quyết định số 1344/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (COVID-19) vào ngày 25-3-2020.
Hiện tại, Việt Nam đã nhập lô vắc xin COVID-19 đầu tiên và đang tiến hành chia đợt để tiêm phòng. Bên cạnh đó, người dân vẫn cần nâng cao nhận thức và tránh tiếp xúc với virus gây bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 hàng ngày, chẳng hạn như:
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Q&A on coronaviruses (COVID-19). https://www.who.int/news-room/q-a-detail/q-a-coronaviruses. Ngày truy cập 28/02/2020.
Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Situation Summary. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-nCoV/summary.html. Ngày truy cập 28/02/2020.
Coronavirus (COVID-19). https://www.health.gov.au/health-topics/novel-coronavirus-2019-ncov. Ngày truy cập 28/02/2020.
Các phòng xét nghiệm Việt Nam có thể xét nghiệm COVID-19. http://vncdc.gov.vn/vi/phong-chong-dich-benh-viem-phoi-cap-ncov/11871/cac-phong-xet-nghiem-viet-nam-co-the-xet-nghiem-covid-19. Ngày truy cập 28/02/2020.
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!