backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hẹp van 3 lá

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 09/06/2022

Hẹp van 3 lá

Bệnh van ba lá là tình trạng van giữa hai buồng tim bên phải (tâm thất phải và tâm nhĩ phải) hoạt động không bình thường. Bệnh van ba lá bao gồm hở van ba lá, hẹp van 3 lá, chứng teo van ba lá, dị tật Ebstein. 

Trong đó, hẹp hở van 3 lá là tình trạng khá phổ biến. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh hẹp van 3 lá trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu chung

Hẹp van 3 lá là gì?

Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải (buồng trên cùng bên phải) và tâm thất phải (buồng dưới cùng bên phải) của tim. Van ba lá mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào thâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.

Hẹp van 3 lá là tình trạng các lá van cứng và mở không đủ rộng, điều này dẫn đến hạn chế lưu lượng máu được bơm từ tâm nhĩ về tâm thất ở phía bên phải của tim.

Van hẹp có nghĩa là máu không thể lưu thông dễ dàng. Theo thời gian, tâm nhĩ phải làm việc nhiều hơn, trở nên to ra và hoạt động bơm máu kém hiệu quả. Vòi nhĩ mở rộng có thể ảnh hưởng đến áp suất và lưu lượng máu trong các khoang và tĩnh mạch gần đó.

Áp suất trong tâm thất phải có thể thấp hơn do lượng máu đi vào từ tâm nhĩ phải giảm. Điều này có thể dẫn đến lượng máu lưu thông qua phổi để lấy oxy ít hơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hẹp van 3 lá

triệu chứng hẹp van 3 lá

Những người bị hẹp van 3 lá nhẹ thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài năm, bao gồm:

  • Khó thở, đặc biệt là khi nằm
  • Nhịp tim không đều (rung tâm nhĩ)
  • Ho ra máu
  • Đau ngực
  • Cảm giác khó chịu ở cổ
  • Khó chịu ở bụng phần trên bên phải
  • Sưng bàn chân, cẳng chân hoặc sưng bụng
  • Da lạnh
  • Mệt mỏi.

Bạn có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hẹp van 3 lá nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của suy tim, chẳng hạn như cảm giác mệt mỏi, khó thở đối với các hoạt động bình thường thì hãy đến gặp bác sĩ chuyên về tim mạch.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hẹp van 3 lá

Nguyên nhân gây hẹp van 3 lá chủ yếu liên quan đến bệnh nhiễm trùng tim, chẳng hạn như sốt thấp khớp hoặc viêm nội tâm mạc. Bệnh van ba lá do sốt thấp khớp thường được phát hiện cùng với các vấn đề về van hai lávan động mạch chủ.

Một số các yếu tố nguy cơ sau đây cũng có thể làm tăng khả năng bị hẹp van 3 lá:

  • Tâm thất phải bị giãn làm cho van ba lá to ra
  • Tăng áp lực qua van ba lá trong trường hợp tăng áp động mạch phổi
  • Bức xạ ngực điều trị ung thư
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Dị thường Ebstein
  • Tiền sử bệnh tim, bao gồm đau tim, suy tim
  • Chấn thương
  • Bệnh tim carcinoid 
  • Khối u ở tim 
  • Sa van ba lá 
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

nguyên nhân gây hẹp van 3 lá

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hẹp van 3 lá?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và quá trình kiểm tra sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thổi (dòng máu bất thường qua van). Tiếng máu chảy qua van một cách bất thường sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí van nào bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu khác có thể được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe như mạch không đều, rung bất thường ở cổ.

Các xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán hẹp van 3 lá có thể bao gồm:

chẩn đoán và điều trị hẹp van 3 lá

Những phương pháp nào dùng để điều trị hẹp van 3 lá?

Phương pháp điều trị hẹp van 3 lá được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Theo dõi và dùng thuốc

Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ đề nghị tái khám thường xuyên và siêu âm tim để theo dõi chức năng van. Đồng thời, yêu cầu bệnh nhân ăn uống lành mạnh, hạn chế muối và chất lỏng để tránh tình trạng sưng phù tay và chân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị triệu chứng, bao gồm:

  • Nếu bị nhịp tim không đều thì cần dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa huyết khối hoặc thuốc để kiểm soát nhịp tim không đều.
  • Nếu bị suy tim, bạn nên dùng thuốc lợi tiểu làm giảm lượng chất lỏng trong máu để tim không phải hoạt động quá nhiều. 
  • Thuốc giãn mạch có thể được dùng khi bệnh suy tim trở nên nặng hơn. 

Phẫu thuật

Nếu tình trạng hẹp van ba lá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim.

Họ sẽ sửa van ba lá bằng cách kéo giãn van bằng ống thông. Ống thông có một quả bóng đi kèm được bơm căng trong van và kéo căng nó. Đây là phương pháp điều trị nong van bằng bóng.

Trường hợp hẹp van ba lá nặng và không thể sửa chữa, bạn có thể cần phải được phẫu thuật thay van tim.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc

Nếu bị bệnh van ba lá, bạn có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc, một bệnh nhiễm trùng gây tổn thương van tim ngay cả khi van đã được sửa chữa hoặc thay thế bằng phẫu thuật. Vì vậy, bạn nên phòng ngừa viêm nội tâm mạc bằng cách:

  • Thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có các triệu chứng của nhiễm trùng (đau họng, đau nhức toàn thân và sốt).
  • Chăm sóc răng và nướu răng tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy thăm khám với nha sĩ thường xuyên.
  • Uống thuốc kháng sinh trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào có thể gây chảy máu, chẳng hạn như làm răng, phẫu thuật lớn hoặc nhỏ.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại và lượng thuốc kháng sinh bạn nên dùng.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa hẹp van 3 lá?

Những việc nên làm giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Dùng thuốc theo đúng chỉ định.
  • Hạn chế chất lỏng và muối trong chế độ ăn uống.
  • Tập thể dục theo lời khuyên của bác sĩ và tránh gắng sức.
  • Hãy thăm khám ngay khi có triệu chứng mới hoặc các triệu chứng nặng hơn như đau ngực, thở gấp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hoặc sưng ở chân hoặc bụng.
  • Dùng thuốc chống đông nếu bạn có một vết cắt không ngừng chảy máu hoặc bạn bị chấn thương ở đầu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 09/06/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo