backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhịp tim nhanh trên thất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 14/08/2023

Tìm hiểu chung

Nhịp tim nhanh trên thất là bệnh gì?

Nhịp tim nhanh trên thất xảy ra khi tim đập quá nhanh, làm tim không có đủ máu để đưa đến các cơ quan khác. Người bình thường có tim đập 60-100 nhịp/phút, nhưng với nhịp tim nhanh trên thất thì tim đập 150-250 nhịp/phút. Có rất nhiều loại nhịp tim nhanh trên thất như rung nhĩ mạn tính, xoang nhịp nhanh kịch phát, nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất, nhĩ thất qua lại nhịp tim nhanh và cả hội chứng Wolff-Parkinson-White. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh nhịp tim nhanh trên thất, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh trên thất là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh.

Những triệu chứng khác bao gồm chóng mặt, choáng váng, khó thở, ngất xỉu, đau thắt ngực (đau ngực), mệt mỏi, ra mồ hôi, buồn nôn. Các triệu chứng có thể bắt đầu và dừng đột ngột hay kéo dài trong một vài phút. Một số người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào cả. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể mất ý thức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những phương án tốt nhất cho tình trạng của mình.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Thông thường, các tín hiệu điện tim ở nút xoang nhĩ sẽ ra hiệu cho tâm nhĩ co bóp và sau đó tâm thất. Bệnh xảy ra khi đường tính hiệu điện phụ kích hoạt tim đập nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:

  • Thuốc (như digoxin, theophylline);
  • Các bệnh về phổi (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi);
  • Rượu, cà phê, chất kích thích và thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này;
  •  Di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Wolff-Parkinson-White.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Mặc dù đàn ông và phụ nữ đều có thể mắc nhịp tìm nhanh trên thất, nhưng bệnh thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Nhịp tim nhanh trên thất cũng là bệnh loạn nhịp tim phổ biến nhất ở trẻ em. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

  • Tổn thương mô tim do bệnh tim;
  • Có các đường điện bất thường bẩm sinh trong tim;
  • Thiếu máu;
  • Huyết áp cao;
  • Tập thể dục quá mức;
  • Lo âu hay căng thẳng đột ngột, như sợ hãi;
  • Hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu và thức uống chứa caffeine;
  • Lạm dụng chất kích thích, chẳng hạn như cocaine;
  • Mất cân bằng các chất điện giải, chất khoáng cần thiết để thực hiện các xung điện;
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).

Bạn vẫn có thể mắc bệnh nhịp tim nhanh trên thất nếu không có các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố trên chỉ có tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y  tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Điện tâm đồ (ECG) là một công cụ hữu hiệu giúp chẩn đoán nhịp tim nhanh cũng như các vấn đề tim mạch khác.

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách lắng nghe nhịp tim. Máu di chuyển bất thường qua các van hai lá và gây ra tiếng thổi tim. Thời gian và địa điểm của tiếng thổi tim sẽ giúp bác sĩ xác định van tim nào bị ảnh hưởng.

Các bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, làm điện tâm đồ (ECG) và chụp X-quang ngực để chẩn đoán bệnh ban đầu. Bác sĩ có thể dùng màn hình Holter, một thiết bị điện tâm đồ di động 24 giờ, để xác định mức độ thường xuyên xảy ra nhịp tim nhanh trên thất trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, bạn cũng cần làm nghiên cứu điện sinh để được chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Nếu xuất hiện triệu chứng, bác sĩ có thể tiến hành điều trị làm chậm nhịp tim, chẳng hạn như thủ thuật Valsalva hoặc gây ho, phun nước đá lên mặt.

Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc cho nhịp tim nhanh trên thất như adenosine, diltiazemverapamil. Các bác sĩ có thể tiến hành sốc điện để điều trị khẩn cấp hoặc nếu các phương pháp khác thất bại. Khi sốc điện, một dòng điện ngắn gây sốc sẽ vào cơ thể và làm tim đập lại.

Đối với nhịp tim nhanh trên thất mạn tính, việc điều trị có thể bao gồm các loại thuốc (như thuốc chẹn beta), máy tạo nhịp tim, dây thông điện cực và phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn biến bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế hoặc không uống rượu;
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi;
  • Sử dụng trà và cà phê với mức độ vừa phải;
  • Tránh xa các chất kích thích, chẳng hạn như cocaine;
  • Tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Duy trì trọng lượng hợp lý vì tính trạng thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch;
  • Giữ huyết áp và lượng cholesterol trong tầm kiểm soát;
  • Từ bỏ hút thuốc bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ về các kế hoạch, chương trình giúp bạn từ bỏ thói quen hút thuốc;
  • Sử dụng thuốc không kê đơn hợp lí vì chúng có thể chứa các chất gây nhịp tim đập nhanh. Hãy nhờ bác sĩ cung cấp một danh sách các loại thuốc mà bạn cần phải tránh;
  • Học cách đối phó với căng thẳng. Bạn cần tránh những căng thẳng và học cách xử lý vấn đề trong cuộc sống theo hướng tích cực;
  • Theo dõi thay đổi nhịp tim đối với các chất gây rối loạn nhịp, ví dụ như nhịp tim tăng lên sau khi uống cà phê.
  • Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 14/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo