Bệnh tăng huyết áp áo choàng trắng, hay hội chứng áo choàng trắng là tình trạng huyết áp cao trên 140/90mmHg tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ nhưng khi đo tại nhà thì chỉ số huyết áp vẫn bình thường. Thuật ngữ “áo choàng trắng” bắt nguồn từ màu sắc của chiếc áo blouse truyền thống mà bác sĩ hay mặc khi khám bệnh. Sự lo lắng khi ở gần bác sĩ có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao tạm thời. Khoảng gần 20% chúng ta gặp phải tình trạng này.
Trung bình, chỉ số huyết áp tâm thu có xu hướng tăng khoảng 10 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương tăng khoảng 5 mmHg khi ở phòng khám so với ở nhà, thậm chí, một vài trường hợp huyết áp có thể tăng lên đến 30 mmHg.
Bạn có thể quan tâm: Giải đáp huyết áp cao nhất là bao nhiêu?
Hội chứng áo choàng trắng có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp áo choàng trắng do căng thẳng tại phòng khám có thể chỉ là tạm thời và không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu huyết áp tự trở lại mức bình thường sau khi rời phòng khám.
Tuy nhiên, tăng huyết áp áo choàng trắng có thể nguy hiểm bởi theo thống kê, hàng năm, có khoảng 5% người mắc hội chứng áo choàng trắng được chẩn đoán tăng huyết áp thật sự. Những người bị tăng huyết áp áo choàng trắng cũng có thể có chỉ số huyết áp khuynh hướng cao hơn một chút so với người không mắc hội chứng này. Vì vậy, nguy cơ bệnh tim mạch tiềm ẩn của họ cũng cao hơn người khác. Một nghiên cứu trên 60.000 bệnh nhân bị tăng huyết áp áo choàng trắng cho thấy những bệnh nhân không được điều trị có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng 36%, nguy cơ tử vong tăng 33% và nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng 109%.
Hội chứng áo trắng có liên quan đến:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!