backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Lo âu có phải là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp?

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 29/09/2021

    Lo âu có phải là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp?

    “Căng thẳng”, “Áp lực”, “Lo âu”, và “Lo lắng” thường được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Vậy lo lắng, hồi hộp có làm tăng huyết áp không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm ngay lời giải đáp qua bài viết sau nhé!

    Gần 100 năm trước đây, một trong những nghiên cứu đầu tiên về tăng huyết áp ở đàn ông đã nhấn mạnh “Nghiên cứu tìm thấy tần số cao bất thường ở những người là giám đốc các tập đoàn lớn, mang vác nhiều trách nhiệm, và ở những người sau một thời gian dài bị căng thẳng tâm lý, trở nên lo lắng”.

    Một cuộc tranh luận về việc liệu “tính cách tăng huyết áp” có tồn tại và đã có từ bao giờ. Một số người tin rằng tình trạng căng thẳng làm tăng huyết áp, trong khi một số người khác cho rằng nguyên nhân gây ra cao huyết áp là do kìm nén sự tức giận. Một vài ý kiến khác lại cho rằng bệnh có thể xảy ra ở những người với tiền sử bệnh gia đình về tăng huyết áp. Vậy đâu là sự thật?

    Tại sao sự lo âu lại là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp?

    Căng thẳng có làm tăng huyết áp không? Thực tế, tình trạng lo âu, hay căng thẳng có mối liên hệ với sự tăng lên tạm thời của huyết áp, nhưng không ảnh hưởng đến cao huyết áp mạn tính. Điều này đúng đối với cả những bệnh nhân bị chứng rối loạn lo âu mạn tính.

    Khoảng thời gian lo lắng kích thích phóng thích nội tiết tố là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp.

    Ảnh hưởng của lo lắng tăng huyết áp trong thời gian ngắn có thể rất lớn, dẫn đến áp lực động mạch tăng lên 30–40%. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; nhịp tim, đường kính mạch máu, và huyết áp sẽ trở lại bình thường khi những nội tiết tố này được loại bỏ.

    căng thẳng làm tăng huyết áp

    Đối với những người bị rối loạn lo âu mạn tính mà không bị cao huyết mạn tính, hệ thần kinh và tim mạch dường như trở về điểm bình thường để thích nghi với sự gia tăng tự nhiên của nội tiết tố căng thẳng. Cũng như những người không mắc bệnh rối loạn lo âu mạn tính có những đợt căng thẳng, người mắc bệnh lo âu mạn tính cũng có những đợt căng thẳng nhiều, và huyết áp họ sẽ có những phản ứng tương tự trong những khoảng thời gian này.

    Huyết áp bị tác động bởi căng thẳng là một mối lo lớn, đó là lý do giải thích vì sao bị stress gây tăng huyết áp. Huyết áp tăng bất thường trong thời gian ngắn cũng có tác hại như bệnh cao huyết áp mạn tính. Những tổn thương xảy ra trên mạch máu, tim và thận đều tương tự như trong hai trường hợp này.

    Bất kể là tổn thương xảy ra trong khoảng thời gian ngắn hay kéo dài, chúng đều là những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp – tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao uống gì để hạ? Điểm qua TOP 9 loại thức uống giúp hạ huyết áp tại nhà!

    Làm thế nào mà lo lắng mạn tính có thể gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể?

    lo lắng - nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp

    Lo lắng không gây ra bệnh cao huyết áp lâu dài. Tuy nhiên, các đợt lo âu có thể làm huyết áp bạn tăng đột ngột và tạm thời.

    Nếu những giai đoạn tạm thời này xảy ra thường xuyên, chẳng hạn như mỗi ngày, tình trạng hồi hộp tăng huyết áp có thể gây tổn thương mạch máu, tim và thận của bạn, như thể bị tăng huyết áp mạn tính vậy. Hơn thế nữa, khi bạn lo lắng, nhiều khả năng bạn sẽ có những thói quen không tốt cho sức khỏe làm tăng huyết áp, như:

    • Hút thuốc
    • Uống thức uống có cồn
    • Ăn quá nhiều.

    Một số loại thuốc có thể điều trị lo âu và những rối loạn tâm thần khác, ví dụ các thuốc ức chế tái hấp thu serotoninnorepinephrine (SNRIs) cũng có thể làm tăng huyết áp của bạn.

    Điều trị cao huyết áp như thế nào?

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, do đó đòi hỏi các liệu pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra, quyết định làm thế nào để điều trị tăng huyết áp ở những người bị căng thẳng hay lo âu là một vấn đề phức tạp. Một số loại thuốc có thể bổ sung cho nhau, nhưng những số khác có thể đối kháng với nhau. Nếu bạn bị căng thẳng mạn tính, tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra cách điều trị tốt nhất phù hợp nhu cầu của bạn.

    >>> Bạn có thể quan tâm: Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị bệnh cao huyết áp

    Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về câu hỏi: “Lo lắng, hồi hộp có làm tăng huyết áp?”, mong rằng bạn sẽ điều chỉnh chế độ sống lành mạnh, khoa học hơn, kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý nhằm giảm huyết áp đến mức tối thiểu nhé! 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 29/09/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo