backup og meta

Huyết áp 140/80 mmHg có cao không?

Huyết áp 140/80 mmHg có cao không?

Huyết áp cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cảnh báo nên nhiều người không biết mình mắc bệnh. Đo huyết áp là cách duy nhất để biết liệu bạn có bị cao huyết áp hay không để biết cách kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Huyết áp bao gồm hai chỉ số nên nhiều người chưa biết cách đọc, thường băn khoăn không biết huyết áp 140/80 mmHg có cao không và nếu cao thì làm sao để kiểm soát?

Cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!

Huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành động mạch tại chỗ. Động mạch chủ mang máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua động mạch của các cơ quan. Đơn vị đo huyết áp là mmHg (milimet thủy ngân). Để biết huyết áp 140/80 mmHg có cao không thì bạn cần biết huyết áp bao nhiêu là bình thường

Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg là mức huyết áp lý tưởng. Huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80 – 84 mmHg sẽ được xem là khoảng giá trị bình thường. Vậy, huyết áp 140/80 mmHg là cao hay thấp?

Huyết áp 140/80 mmHg có cao không?

huyết áp 140/80 mmHg là cao hay thấp?

Huyết áp 140/80 mmHg có cao không? Câu trả lời là CÓ. Chỉ cần một trong hai điều kiện: chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên đều sẽ được chẩn đoán là huyết áp cao. Mức độ tăng huyết áp được chia như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 140 – 150 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu trong khoảng 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 109 – 110 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu trên 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg. Trường hợp này cần được thăm khám ngay lập tức vì nguy cơ biến chứng rất cao
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg  trở lên và huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.

Theo phân độ này, người bệnh có huyết áp 140/80 mmHg được xếp vào tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

Khi đã thắc mắc huyết áp 140/80 mmHg có cao không, hẳn bạn đã đo được chỉ số huyết áp này. Tuy nhiên, hãy thử đo huyết áp trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Bởi huyết áp có thể thay đổi do nhiều yếu tố như do ăn mặn, stress, căng thẳng, uống rượu bia, tập luyện hoặc lao động nặng. Ngoài ra, mức huyết áp trung bình cũng khác nhau ở từng độ tuổi. Phải theo dõi huyết áp liên tục mới có thể khẳng định bạn có bị cao huyết áp hay không.

Bạn có thể quan tâm: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để kiểm soát hiệu quả

Tăng huyết áp thường xuất phát từ lối sống kém lành mạnh, ít hoạt động thể chất, có một chế độ ăn nhiều muối, thường xuyên căng thẳng thần kinh, mất ngủ. Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì, cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh huyết áp cao.

Mặc dù mức huyết áp 140/80 mmHg là cao nhưng chưa quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát và ổn định lại mức huyết áp của mình, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Làm sao để kiểm soát huyết áp cao?

huyết áp 140/80 mmHg có cao không và cách kiểm soát

Hiểu rõ huyết áp 140/80 mmHg có cao không thì bạn cũng nên hiểu rằng huyết áp cao có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao kéo dài còn làm tổn thương nghiêm trọng các cơ quan đích quan trọng như tim, não, thận và mắt.

May mắn thay, trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể kiểm soát huyết áp không cần đến thuốc bằng những thay đổi trong lối sống sau đây:

  • Hoạt động thể chất từ ​​30 đến 60 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo và các thực phẩm khác ít chất béo và muối. 
  • Tránh thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn được chế biến sẵn; đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Ăn ít muối hơn trong nấu nướng hàng ngày, thay vào đó hãy sử dụng các gia vị từ tự nhiên như hành, tỏi, tiêu, hồi, quế để giúp món ăn thêm hương vị. 
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Ngừng hút thuốc bởi các chất hóa học trong khói thuốc lá làm tổn thương mạch máu, dễ phát triển các vấn đề về tim mạch.
  • Nghỉ ngơi và làm việc điều độ để tránh căng thẳng.
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà.
  • Điều trị bệnh cao huyết áp và các bệnh lý khác theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh vấn đề huyết áp 140/80 mmHg có cao không thì nhiều người cũng thắc mắc không biết huyết áp 140/80 mmHg có cần uống thuốc? Điều này sẽ phụ thuộc vào chỉ số huyết áp, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh lý đồng mắc cũng như nguy cơ phát triển biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ).

Đối với trường hợp huyết áp 140/80 mmHg, sức khỏe tốt và ít yếu tố nguy cơ phát triển biến chứng thì chỉ cần thay đổi lối sống và duy trì các thói quen lành mạnh là đủ. Ngược lại, nếu bệnh nhân lớn tuổi, thừa cân béo phì, hoặc mắc bệnh tiểu đường, các rối loạn chuyển hóa khác thì nên kết hợp dùng thuốc và thay đổi lối sống trong điều trị bệnh.

Bạn có thể quan tâm: Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Lưu ý khi dùng thuốc điều trị

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ huyết áp 140/80 mmHg có cao không và cần làm gì khi có chỉ số huyết áp này. Hãy chủ động điều trị và phòng ngừa để luôn có sức khỏe tim mạch ổn định nhé!

[embed-health-tool-heart-rate]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

High Blood Pressure Symptoms and Causes. https://www.cdc.gov/bloodpressure/about.htm. Ngày truy cập: 11/10/2022

High Blood Pressure–Understanding the Silent Killer. https://www.fda.gov/drugs/special-features/high-blood-pressure-understanding-silent-killer#:~:text=Your%20blood%20pressure%20is%20considered,is%20considered%20%E2%80%9Chypertensive%20crisis.%E2%80%9D. Ngày truy cập: 11/10/2022

High blood pressure (hypertension). https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20373410#:~:text=High%20blood%20pressure%20(hypertension)%20is,problems%2C%20such%20as%20heart%20disease. Ngày truy cập: 11/10/2022

Hypertension. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension. Ngày truy cập: 11/10/2022

Things you need to know about blood pressure and hypertension. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2560868/. Ngày truy cập: 11/10/2022

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. https://vncdc.gov.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-tang-huyet-ap-nd14594.html. Ngày truy cập: 11/10/2022

Huyết áp bao nhiêu là bình thường? http://cdc.hatinh.gov.vn/vi/huyet-ap-bao-nhieu-la-binh-thuong. Ngày truy cập: 11/10/2022

Phiên bản hiện tại

12/10/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Huyết áp 160/110 mmHg có cao không? 160/90 thì sao?

Huyết áp 100/60 mmHg là cao hay thấp?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 12/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo