Một số tình trạng di truyền được xem là yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn, chẳng hạn như trisomy 13 (thừa một nhiễm sắc thể 13), trisomy 18 (thừa một nhiễm sắc thể 18) hoặc hội chứng DiGeorge (mất đoạn 22q11.2).
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán thất phải 2 đường ra?
Sau khi sinh, nếu trẻ gặp vấn đề liên quan đến hô hấp hoặc màu da khác lạ chính là các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tim mạch của trẻ. Ngay khi nhận ra trẻ có biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ sẽ lắng nghe tim để phát hiện âm thanh bất thường (tiếng thổi tim), sau đó chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu khác như:
- Siêu âm tim
- Đo nồng độ oxy trong máu
- X-quang ngực
- Điện tâm đồ
- Chụp MRI hoặc CT tim
- Một số trường hợp cần phải thông tim
Đôi khi, các dấu hiệu dị tật tim bẩm sinh có thể được tìm thấy ngay từ giai đoạn trẻ vẫn còn trong bụng mẹ, thông qua hình ảnh của những đợt siêu âm tim thai định kỳ. Nếu trường hợp này xảy ra, bước tiếp theo thường là siêu âm tim của em bé trong tử cung.
Những phương pháp điều trị thất phải 2 đường ra
Phẫu thuật là phương pháp tối ưu nhất để điều trị thất phải hai đường ra. Tùy vào việc trẻ có thêm những dị tật tim nào nữa mà trẻ có thể cần nhiều hơn một cuộc phẫu thuật để hoạt động của tim được cải thiện tốt nhất. Loại phẫu thuật được chỉ định dựa trên tình trạng riêng của mỗi trẻ, thường là:
Phẫu thuật sửa chữa tâm thất: Can thiệp này tạo ra đường dẫn xuyên qua lỗ thông liên thất để nối tâm thất trái với động mạch chủ. Mục đích là để lượng máu giàu oxy ở thất trái có thể trực tiếp đi vào động mạch chủ thay vì đi vào tâm thất phải và bị trộn lẫn như trước. Đây là phương pháp phổ biến nhất.
Phẫu thuật chuyển đổi động mạch: Sử dụng khi động mạch chủ và động mạch phổi bị đảo ngược vị trí nhằm kết nối động mạch phổi với tâm thất phải và động mạch chủ với tâm thất trái.
Phẫu thuật điều chỉnh đường dẫn tâm thất đơn: Được chỉ định để cân bằng lưu lượng máu trong các trường hợp khiếm khuyết phức tạp. Bằng cách thực hiện một loạt thủ thuật khác nhau, mục đích cuối cùng là để cho phép máu từ cơ thể chảy trực tiếp đến phổi và cho tim hoạt động chỉ với một tâm thất.
Lưu ý đối với trẻ có lưu lượng máu đến phổi không đủ ngay từ khi mới sinh, cần thực hiện mở rộng động mạch phổi bị hẹp để đảm bảo lưu lượng máu đến phổi trước khi phẫu thuật sửa chữa khiếm khuyết. Ngược lại, lưu lượng máu đến phổi quá cao cũng cần phải giảm bớt dòng chảy để ngăn chặn tổn thương.
Ngoài ra, nếu trẻ có thêm bất kỳ tình trạng tim bẩm sinh nào khác đều có thể cần phẫu thuật để sửa chữa. Trong một số trường hợp rất hiếm, không thể phẫu thuật sửa chữa thì bác sĩ sẽ đề nghị ghép tim.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa thất phải hai đường ra

Bởi vì nguyên nhân thật sự vẫn chưa được hiểu rõ, do đó các nhà khoa học và bác sĩ không thể đưa ra biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn thất phải 2 đường ra.
Chính vì vậy, bố mẹ nên thăm khám chuyên sâu đầy đủ trong quá trình mang thai để kịp thời phát hiện bất thường và có hướng xử lý phù hợp. Đây có thể là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
Tóm lại, thất phải 2 đường ra hoặc các tình trạng bệnh tim bẩm sinh khác đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Ở giai đoạn trưởng thành, một nhóm nhỏ người có thể cần dùng thuốc để hỗ trợ điều trị chứng suy giảm chức năng có liên quan đến tâm thất phải hoặc trái. Song song đó, họ phải tái khám thường xuyên và theo dõi chặt chẽ tình trạng đến suốt đời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!