Viêm ruột thừa có cần mổ không? Trong trường hợp ruột thừa viêm bị vỡ, nhiễm trùng lan rộng hoặc bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật nội soi: như bệnh nhân có bệnh tim phổi nặng, thoát vị thành bụng lớn, rối loạn đông máu,.. thì họ sẽ cần được tiến hành mổ hở để cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt và làm sạch khoang bụng bị viêm nhiễm. Trong trường hợp ruột thừa đã vỡ và tạo áp xe, bác sĩ có thể lựa chọn đặt ống dẫn lưu áp xe vài tuần để kiểm soát nhiễm trùng trước khi tiến hành phẫu thuật.
Điều trị viêm ruột thừa bằng phương pháp mổ hở cắt bỏ ruột thừa được tiến hành như sau:
- Sau khi gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết rạch dài khoảng 5-10 cm ở phía dưới bên phải bụng, sau đó, đưa ruột thừa bị viêm ra ngoài thông qua vết mổ.
- Trong những trường hợp xuất hiện nhiễm trùng lan rộng của niêm mạc bên trong ổ bụng (hay còn được gọi là viêm phúc mạc), bác sĩ phẫu thuật đôi khi cần phải phẫu thuật thông qua một vết cắt dọc giữa bụng, làm sạch khoang phúc mạc bị viêm. Thủ tục này còn được gọi là mở ổ bụng.
Tương tự như mổ nội soi, vết mổ trong loại phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa này sẽ được đóng lại bằng cách sử dụng các mũi khâu với chỉ tự tiêu hoặc chỉ thông thường và cần được loại bỏ sau đó. Phẫu thuật mở ổ bụng khá phức tạp nên bệnh nhân có thể mất đến một tuần hoặc lâu hơn để được xuất viện.
2.3 Giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật
Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ bị đau vết mổ và điều này được cải thiện theo thời gian sau khi dùng thuốc giảm đau.
Ban đầu, bác sĩ sẽ cho bạn uống nước đường và ăn cháo loãng, bạn có thể chưa đi cầu 1-2 ngày. Sau đó bạn bắt đầu xì hơi và đi cầu là dấu hiệu ruột hoạt động lại tốt.
Ngoài ra, trước khi xuất viện, bệnh nhân sẽ được tư vấn về cách chăm sóc vết thương và những hoạt động nên tránh trong 4-6 tuần đầu sau phẫu thuật.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh hồi phục thể trạng và vết mổ nhanh lành tốt.
2.4 Biến chứng sau mổ nội soi và mổ hở viêm ruột thừa

Bạn cũng cần lưu ý các biến chứng sau phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa (cả mổ nội soi và mổ hở) thường gặp có thể là:
- Nhiễm trùng vết mổ: dù bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, nhưng vẫn có một số trường hợp nhiễm trùng sau mổ. Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề chăm sóc vết thương sau mổ.
- Nhiễm trùng huyết: ít gặp, do viêm ruột thừa biến chứng vỡ gây viêm phúc mạc toàn thể nặng.
- Áp xe: Trong một số ít trường hợp, ruột thừa vỡ và gây viêm nhiễm tạo dịch nhiều trong ổ bụng, sau rửa ổ bụng dịch viêm có thể còn ít và tạo mủ (áp xe).
- Tắc ruột và tổn thương các cơ quan lân cận: Đây là các biến chứng sau mổ nội soi viêm ruột thừa khá hiếm gặp, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!