backup og meta

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 11 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa nhanh chóng

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 11 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa nhanh chóng

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Cách bạn lựa chọn thực phẩm sẽ tác động trực tiếp đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa để chúng giảm nhẹ hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Nó có trách nhiệm hấp thu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải từ những loại thực phẩm bạn tiêu thụ.

Khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Nhiều lý do khác cũng sẽ khiến bạn gặp phải hội chứng ruột kích thích, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh Crohn, viêm túi thừa hoặc những rối loạn tiêu hóa khác nghiêm trọng hơn.

Những loại thực phẩm nào giúp bạn nhanh chóng cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa?

1. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Yogurt

Yogurt còn gọi là sữa chua. Món ăn này được làm từ sữa lên men. Trong nó có nhiều vi khuẩn axit lactic.

Đây là loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột. Nó có tên gọi khác là men vi sinh.

Mặc dù đường ruột có khả năng tự sản xuất men vi sinh nhưng việc bổ sung bằng sữa chua sẽ giúp số lượng lợi khuẩn này gia tăng để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại sữa chua đều chứa men vi sinh. Vì thế, bạn hãy xem kỹ thành phần trước khi mua nếu muốn dùng sữa chua cải thiện tiêu hóa.

Sữa chua chứa men vi sinh thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Từ đó, nó giúp bạn cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

2. Người bị rối loạn tiêu hóa nên tăng cường ăn táo

Táo giúp cải thiện tiêu hóa

Nếu bạn đang phân vân với câu hỏi rối loạn tiêu hóa nên ăn gì thì hãy đưa táo vào danh sách lựa chọn.

Táo chứa nhiều pectin – một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa.

Khi bạn ăn táo, pectin không được ruột non hấp thụ mà tiếp tục di chuyển xuống ruột kết. Ở đây, các lợi khuẩn sẽ phân hủy táo và tổng hợp để làm tăng khối lượng phân rồi đào thải khỏi cơ thể.

Nhờ vậy, táo có khả năng giải quyết tốt chứng táo bón hoặc tiêu chảy. Trong nhiều nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh táo có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, viêm ruột kết hoặc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Hàm lượng pectin trong táo giúp tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường tiêu hóa để đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.

3. Cây thì là

tinh dầu thì là

Thì là là một loại cây có thân dài màu xanh. Nó thường được sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Tại Việt Nam, thì là phổ biến với ẩm thực miền Bắc.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong thì là có khả năng ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Thì là cũng chứa một chất chống co thắt giúp các cơ trơn trong hệ tiêu hóa thư giãn. Điều này góp phần tích cực vào việc làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp như ợ nóng, đầy hơi, đau dạ dày…

Thì là không chỉ là loại gia vị cho các món ăn ngon mà còn có khả năng cải thiện sức khỏe tiêu hóa của bạn.

4. Nấm sữa

8-loi-ich-tuyet-voi-cua-kefir-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi

Nấm sữa kefir là sản phẩm được nuôi cấy bằng cách thêm hạt ngũ cốc kefir vào sữa. Sau một khoảng thời gian nhất định, hỗn hợp ngũ cốc và sữa được nuôi cấy sẽ cho ra nấm sữa kefir.

Đây là một trong những loại thực phẩm cần thiết cho người đang bị rối loạn tiêu hóa. Nó giống như men vi sinh trong sữa chua.

Nấm sữa kefir có khả năng làm giảm các triệu chứng liên quan đến tình trạng không dung nạp đường, sữa như đầy hơi, ợ nóng…

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cũng đã chứng minh nấm sữa kefir còn có thể làm gia tăng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và giảm vi khuẩn có hại. Vì thế, việc thường xuyên ăn nấm sữa kefir sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị viêm ruột và các rối loạn tiêu hóa khác.

5. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Đừng bỏ qua hạt chia

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Đừng bỏ qua hạt chia

Hạt chia là nguồn chất xơ tuyệt vời. Khi được dung nạp vào cơ thể, chất xơ trong hạt chia hình thành một chất giống như gelatin trong dạ dày của bạn.

Chất này làm việc giống như một prebiotic để hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoạt động khỏe mạnh.

Mặt khác, hàm lượng chất xơ dồi dào trong hạt chia cũng thúc đẩy nhu động ruột đều đặn để giải quyết tốt chứng táo bón.

Hàm lượng chất xơ trong hạt chia làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột

6. Kombucha

trà lên men kombucha

Kombucha là một loại trà lên men. Nó được tạo ra bằng cách thêm các chủng vi khuẩn, đường, men vào trà xanh hoặc trà đen rồi để chúng lên men trong một tuần hoặc lâu hơn.

Quá trình lên men sẽ sản sinh ra một loạt vi khuẩn sinh học có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa của người dùng.

Hơn nữa, một số nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh kombucha có thể góp phần chữa lành vết loét dạ dày. Dù tác dụng này vẫn chưa được thể hiện rõ rệt trên người nhưng những khả năng cải thiện tiêu hóa của kombucha cũng đủ để khuyến khích chúng ta thường xuyên sử dụng.

Hàm lượng men vi sinh cao trong kombucha giúp nó trở thành thực phẩm cần thiết cho người muốn cải thiện tiêu hóa.

7. Đu đủ

đu đủ chín cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong quả đu đủ có chứa enzyme papain. Enzyme này hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các sợi protein để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất này.

Mặt khác, papain còn có khả năng làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Vì thế, nó thường được sử dụng làm một trong những thành phần chính của các loại men tiêu hóa.

Đu đủ có nhiều enzyme papain góp phần tích cực vào quá trình tiêu hóa các loaị protein. Từ đó, nó làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

8. Người bị rối loại tiêu hóa nên tăng cường ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là những loại ngũ cốc có 100% các thành phần như cám, mầm, nội nhũ.

Có nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt dễ tìm như yến mạch, hạt quinoa (hạt diêm mạch) hoặc những sản phẩm được làm từ lúa mì nguyên chất. Hàm lượng chất xơ trong những loại ngũ cốc này có khả năng cải thiện tiêu hóa theo hai cách.

Đầu tiên, chất xơ làm tăng khối lượng phân được đào thải khỏi cơ thể để giảm triệu chứng táo bón.

Thứ hai, một số thành phần khác trong ngũ cốc hoạt động như prebiotic để nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không thể thiếu của người bị rối loạn tiêu hóa. Nó nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và tăng khối lượng phân để cải thiện tiêu hóa.

9. Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Rau xanh đậm màu

ăn nhiều rau xanh tốt cho tiêu hóa

Rau xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho nhiều đối tượng. Nó chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan.

Loại chất xơ này bổ sung một phần lớn vào phân để đẩy nhanh tốc độ đào thải tạp chất ra khỏi cơ thể.

Rau xanh đậm màu cũng có nhiều magie. Hoạt chất này có thể cải thiện các cơn co thắt ở đường tiêu hóa để làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2016 phát hiện trong các loại rau xanh đậm màu có một loại đường đặc biệt. Nó góp phần nuôi dưỡng lợi khuẩn và làm suy yếu khả năng hoạt động của các vi khuẩn xấu trong đường ruột.

Các loại rau xanh đậm màu phổ biến có khả năng cải thiện tiêu hóa như cải bó xôi, bông cải xanh, cải mầm Brussels và các loại rau lá xanh khác.

Rau xanh đậm màu đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em. Nó cung cấp chất xơ và magie để cơ thể nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

10. Cá hồi

thịt phi lê cá hồi

Hàm lượng axit béo omega-3 dồi dào trong cá hồi sẽ giúp cơ thể bạn giảm các triệu chứng viêm.

Với người bị bệnh viêm ruột, không dung nạp thực phẩm hoặc các rối loạn tiêu hóa khác, cá hồi cũng có khả năng cải thiện triệu chứng. Từ đó, cá hồi cũng sẽ cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa của bạn.

11. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nước hầm xương

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nước hầm xương

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe đường ruột của mình và các thành viên khác trong gia đình, hãy thường xuyên sử dụng nước hầm xương để chế biến món ăn.

Trong nước hầm xương có gelatin hình thành từ các axit amin glutamine và glycerine.

Glutamine bảo vệ hoạt động của thành ruột và có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột. Mặt khác, các dưỡng chất có trong nước hầm xương cũng có khả năng liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa để hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.

Chất gelatin có trong nước hầm xương có thể cải thiện tiêu hóa và bảo vệ thành ruột của bạn. Nó cũng rất hữu ích trong việc cải thiện bệnh viêm ruột và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.

Nhìn chung, cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến nhiều người bị rối loạn tiêu hóa ở nhiều mức độ tự nhẹ đến nặng.

Khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Việc lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, phù hợp mà Hello Bacsi vừa gợi ý để bổ sung vào chế độ ăn uống thường ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện triệu chứng, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Digestive disorders

https://www.cdc.gov/nchs/fastats/digestive-diseases.htm

Ngày truy cập: 11-5-2020

What is digesive?

https://medlineplus.gov/digestivediseases.html

Ngày truy cập: 11-5-2020

Foods for digestive disorders

https://www.cdc.gov/media/releases/2019/s0510-raw-oysters.html

Ngày truy cập: 11-5-2020

Phiên bản hiện tại

30/06/2020

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Các tác dụng phụ của thuốc NSAIDs trên đường tiêu hoá trong điều trị viêm khớp

Nhận biết các chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 30/06/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo