backup og meta

6 cách giúp bạn phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

6 cách giúp bạn phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

Bạn thường xuyên bị buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy khi đi du lịch? Bạn phải rất vất vả khi tìm cách đối phó với tình trạng bất tiện này? Vậy có cách nào giúp phòng bệnh tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa hay nhiễm trùng tiêu hóa khi đi du lịch hiệu quả không? 

Trên thực tế, mỗi khi đi máy bay hoặc ngồi tàu quá lâu, dạ dày của bạn sẽ trở nên cồn cào, uể oải và thậm chí bạn có thể bị táo bón. Điều này có thể khiến bạn không tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi. Hãy tham khảo những mẹo nhỏ mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau để có chuyến đi hoàn hảo bạn nhé!

Vì sao hệ tiêu hóa dễ gặp vấn đề khi bạn đi du lịch?

Phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

Sau đây là những tác nhân và yếu tố bên ngoài gây nên tình trạng mệt mỏi và khó chịu cho dạ dày của bạn cùng như hệ tiêu hóa

1. Ăn uống:

  • Chế độ ăn uống: Khi đi du lịch, bạn không thể tự chế biến và nấu nướng những món ăn như lúc ở nhà nên sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ khó có thể ăn đầy đủ các loại rau củ cùng trái cây trong khi du lịch xa nhà, đồng thời lại phải ăn nhiều thức ăn được nấu chín quá lâu. Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ cao ăn phải các loại thịt chưa chế biến kỹ hoặc dầu thực vật gây viêm – những tác nhân có thể làm chậm hoạt động của gan, túi mật và màng lót ruột. Từ đó, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Tình trạng mất nước: Đôi khi việc uống nước khi đi máy bay hay ngồi tàu là một vấn đề nan giải. Chắc hẳn bạn đã biết rằng trong quá trình di chuyển, mỗi hành khách sẽ được phát một chai nước khoáng nhỏ. Tuy nhiên, nó không thể nào cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước mà cơ thể cần. Ngoài ra, cơ thể chúng ta còn mất nước do sử dụng thức uống có cồn hoặc tắm nắng nhiều. Và nếu cơ thể của bạn bị thiếu nước, các hoạt động bài tiết của ruột sẽ không thể đạt mức tối ưu.

2. Tác nhân khác:

  • Không hoạt động và đi lại nhiều: Việc phải thường xuyên ngồi hàng giờ trên các phương tiện giao thông trong suốt chuyến đi khi di chuyển khiến các hoạt động hằng ngày bị giới hạn và bạn sẽ trở nên thụ động. Việc ít hoạt động sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa cũng như tiêu hóa của cơ thể.
  • Giấc ngủ và sự thay đổi môi trường: Tình trạng lệch múi giờ, lạ chỗ, thay đổi khí hậu và môi trường xung quanh chính là những tác nhân gây khó ngủ – gây gián đoạn nhịp độ sinh học bình thường của cơ thể (chu kỳ giấc ngủ 24 giờ). Trong trường hợp lệch múi giờ, cơ thể của bạn có thể truyền tín hiệu muốn “đi vệ sinh” dù đang trong giấc ngủ. Trong khi ngủ, bạn sẽ vô thức kìm hãm tín hiệu này dẫn đến tình trạng ruột hấp thụ lại nước có trong phân khiến phân khô cứng, cuối cùng gây ảnh hưởng xấu đến lúc đi vệ sinh – và thậm chí dẫn đến chứng táo bón. Sự gián đoạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột và gây căng thẳng. Từ đó, chúng sẽ góp phần làm suy yếu hệ tiêu hóa và khiến quá trình loại bỏ chất thải từ đường ruột diễn ra kém.
  • Nhịn đi vệ sinh quá lâu: Một số người thường có xu hướng không thích đi vệ sinh ở nơi công cộng hay ở chỗ lạ và do đó, họ thường cố nín nhịn cho đến khi về lại khách sạn hoặc trở về nhà. Tất nhiên, đây là thói quen không tốt cho sức khỏe đường ruột và dễ dẫn đến chứng táo bón.
  • Mắc chứng táo bón sau khi bị tiêu chảy: Trong chuyến đi, chứng táo bón thường sẽ xuất hiện sau khi bạn bị tiêu chảy. Bạn có thể mắc bệnh tiêu chảy du lịch do tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống bị nhiễm khuẩn, hay do ăn không đúng giờ (như do sự chuyển đổi múi giờ).
  • Nhiễm mầm bệnh: Đôi khi, bạn có thể bị lây nhiễm một loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong khi đi du lịch. Ghế ngồi hoặc mọi đồ vật trên các phương tiện giao thông là những thứ đã được nhiều người sử dụng và dễ mang mầm bệnh. Việc nhiễm các mầm bệnh đường tiêu hóa chính là nguyên nhân gây cản trở chức năng đường ruột bằng nhiều cách, bao gồm gây chứng tiêu chảy và táo bón.

Phòng ngừa các bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

Phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch

Để tránh các triệu chứng khó chịu khiến chuyến đi mất vui và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn nên lưu ý những điều sau nhé!

1. Nhớ uống đủ nước

Để phòng bệnh tiêu hóa, nhất là tình trạng tiêu chảy du lịch, bạn nên uống nước đóng chai hay nước đun sôi để nguội, tránh uống nước tại vòi hay nước giải khát được bày bán lề đường. Ngoài ra, khi di chuyển, bạn nên mang theo một bình nước khoáng (1 lít) hoặc chia thành 2–3 chai nhỏ để uống trong suốt ngày dài và hạn chế được nguy cơ uống nước không đảm bảo vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để duy trì các hoạt động cần thiết hằng ngày. Nếu bị thiếu nước, bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề bài tiết.

2. Mang theo men vi sinh: “Bạn đồng hành” giúp kiểm soát nguy cơ bị tiêu chảy khi đi du lịch

Thông thường, để phòng bệnh tiêu chảy khi đi du lịch, ngoài việc tuân thủ vấn đề vệ sinh trong ăn uống, bạn nên “thủ sẵn” một ít thuốc thông thường và men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Việc sử dụng men vi sinh kịp thời sẽ giúp bạn “đánh bay” các phiền toái do chứng tiêu chảy du lịch gây ra một cách nhanh chóng. 

Men vi sinh hay còn gọi là probiotic, là vi sinh vật sống mà khi được đưa vào cơ thể với số lượng đủ sẽ giúp khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột. 

Lưu ý là để chọn được chủng lợi khuẩn tốt, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để chọn được sản phẩm đến từ các công ty dược lớn. Bên cạnh đó, khi chọn mua men vi sinh, bạn nên lưu tâm đến các tiêu chí như:

  • Nhà sản xuất: Ưu tiên chọn những sản phẩm của các công ty nổi tiếng, ưu tín
  • An toàn sử dụng lâu dài: Sản phẩm đã được nghiên cứu chứng minh về tính an toàn, hiệu quả.

3. Tăng cường nguồn chất xơ giúp phòng bệnh tiêu hóa

Trong suốt chuyến đi, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bạn có thể mang theo một ít thức ăn vặt gồm những thực phẩm giàu chất xơ như các loại quả hạch, các loại hạt… Chúng đều là những nguồn chứa hàm lượng chất xơ lành mạnh cao đáng kinh ngạc, giúp thúc đẩy sự tích tụ chất thải và bài tiết của ruột diễn ra dễ dàng hơn.

4. Ăn thực phẩm giàu magiê

Bạn nên ăn những thực phẩm giàu magiê như lúa mì, yến mạch, rau mùi khô, hạt lanh… để tăng cường hấp thu khoáng chất này. Dưỡng chất này có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và giúp giảm căng thẳng đường ruột – gây tích tụ chất thải dẫn đến táo bón. Ngoài ra, magiê còn là một chất làm giãn cơ, giúp các cơ bắp đường ruột được nghỉ ngơi và thúc đẩy sự bài tiết thông qua đường ruột diễn ra dễ dàng hơn.

5. Bổ sung gia vị cay

Khi ăn ở ngoài, bạn nên chọn những món ăn có nguyên liệu là thảo mộc và gia vị cay. Chúng sẽ giúp nuôi dưỡng hệ tiêu hóa và các cơ quan như gan, thận, dạ dày và lá lách, đồng thời giúp tăng cường quá trình bài tiết của đường ruột. Những loại thảo mộc và gia vị cay mà bạn nên ăn bao gồm ớt, ớt cayenne, thì là, bạch đậu khấu, lá nguyệt quế, tiêu, gừng, nghệ và húng quế.

6. Phòng bệnh tiêu hóa khi đi du lịch: Hãy tránh ăn một số thực phẩm

Trong suốt chuyến đi, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm làm từ bơ sữa, chứa gluten hoặc đường tinh chế. Những loại thực phẩm này được cho là có nguy cơ gây cản trở hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng sẽ gây viêm sưng, kích thích những hại khuẩn đường ruột phát triển và ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh đường ruột. Nếu muốn phòng bệnh tiêu hóa và tình trạng tiêu chảy du lịch hiệu quả trong suốt chuyến đi, tốt nhất là bạn nên tránh ăn những thực phẩm kể trên.

Hãy bỏ túi cho mình vài mẹo nhỏ được gợi ý ở trên để có thể giúp phòng bệnh tiêu hóa và tận hưởng một chuyến du lịch vui vẻ bạn nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Caring for Your Gut While Travelling Abroad https://badgut.org/information-centre/a-z-digestive-topics/caring-for-your-gut-while-travelling-abroad/

Ngày truy cập 26/7/2021 

Prevention and Self-Treatment of Traveler’s Diarrhea https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1539099/ Ngày truy cập 26/7/2021 

8 Tips to Keep You Regular While Traveling  https://health.clevelandclinic.org/2015/07/8-tips-to-keep-you-regular-while-traveling/ Ngày truy cập 31/10/2017

Probiotics https://my.clevelandclinic.org/health/articles/14598-probiotics Ngày truy cập: 25/7/2021

Traveler’s diarrhea https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/travelers-diarrhea/symptoms-causes/syc-20352182 Ngày truy cập: 25/7/2021

Stick to Your Diet While Flying https://www.webmd.com/diet/features/stick-to-your-diet-even-while-flying#1 Ngày truy cập 31/10/2017

9 Ways To Improve Your Digestion While Traveling

https://www.mindbodygreen.com/0-25101/9-ways-to-improve-your-digestion-while-traveling.html Ngày truy cập 31/10/2017

 

 

Phiên bản hiện tại

16/11/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Khoa Phạm


Bài viết liên quan

Vai trò của men vi sinh trong điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích như thế nào là hiệu quả?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/11/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo