backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Cách xử lý nhanh tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 29/08/2023

    Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Cách xử lý nhanh tại nhà

    Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, kéo dài vài ngày đến vài tuần. Thời gian bệnh diễn tiến thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tiêu chảy là nhẹ hay nặng. Vậy người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? So với trẻ em, người lớn bị tiêu chảy thường nhanh khỏi hơn nhưng điều này không có nghĩa là bạn được phép chủ quan.

    Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên tham khảo những thông tin trong bài viết sau của Hello Bacsi để nhận biết tiêu chảy kéo dài bao lâu là bình thường và có thể xử lý tại nhà? Khi nào thì nên đi khám để được chăm sóc y tế đúng cách, tránh rủi ro vì mất nước nghiêm trọng.

    Các triệu chứng của tiêu chảy cần chú ý

    Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hay người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi, chúng ta cùng điểm qua các triệu chứng bện tiêu chảy cần đặc biệt chú ý. Điều này có thể giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm.

    Tiêu chảy là tình trạng phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi tiêu chảy vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần quan tâm đến các triệu chứng của tiêu chảy để sớm nhận biết. Ngoài biểu hiện đặc trưng là đi ngoài phân lỏng và chứa nước, tiêu chảy có thể biểu hiện bằng các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, bao gồm:

    • Tiêu chảy cấp hoặc không tự chủ
    • Đi ngoài nhiều lần, ít nhất 3 lần mỗi ngày
    • Co thắt dạ dày
    • Buồn nôn, nôn mửa
    • Chướng bụng, đau quặn bụng
    • Mất cảm giác thèm ăn.

    Một số trường hợp bị sốt, chóng mặt hoặc nôn mửa. Đây là những triệu chứng thường xảy ra khi bạn bị tiêu chảy do nhiễm trùng. Mặt khác, việc đi ngoài phân lỏng nhiều lần cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Trong đó, các biểu hiện dễ nhận biết bao gồm:

    • Đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm hoặc không đi tiểu 
    • Chóng mặt
    • Chuột rút
    • Lưỡi khô
    • Mắt trũng sâu
    • Da nhợt nhạt, tay chân lạnh
    • Mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn
    • Nhịp tim rối loạn bất thường.

    Mất nước là tình trạng y tế cần được xử lý khẩn cấp. Vì vậy, nếu có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy, bệnh nhân cần được nhập viện càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân gây ra tiêu chảy là gì?

    người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi

    Bệnh tiêu chảy kéo dài bao lâu hoặc bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hay khi bị tiêu chảy mấy ngày thì khỏi? Theo các chuyên gia, thời gian mắc bệnh tiêu chảy phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tiêu chảy. Trong đó, tiêu chảy cấp tính (ngắn ngày) thường là một triệu chứng của nhiễm trùng ruột, xảy ra do:

    • Nhiễm virus, chẳng hạn như norovirus hoặc rotavirus
    • Nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như campylobacter, E.coli, salmonella…
    • Phản ứng bất lợi với thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng…
    • Dị ứng thực phẩm
    • Không dung nạp với các thành phần trong thực phẩm như không dung nạp fructose hoặc lactose
    • Tổn thương niêm mạc ruột do xạ trị.

    Bên cạnh đó, đối với tiêu chảy mãn tính, các nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm:

    • Nhiễm ký sinh trùng
    • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
    • Kém hấp thu axit mật, tình trạng này làm tăng bài tiết chất lỏng ở đại tràng nên dẫn đến tiêu chảy
    • Bệnh viêm ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn
    • Bệnh Celiac
    • Viêm tụy mãn tính
    • Bệnh túi thừa (tình trạng có các túi nhỏ phát triển trong niêm mạc ruột)
    • Ung thư ruột
    • Đôi khi, tiêu chảy dai dẳng có thể do bạn cắt bỏ túi mật hoặc phẫu thuật dạ dày.

    Giải đáp thắc mắc: Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi?

    Thông thường, nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính ở người lớn đa phần là do nhiễm norovirus. Nếu phát hiện đi tiêu phân lỏng chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hay bị tiêu chảy mấy ngày thì khỏi?

    Như đã đề cập, tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần điều trị tại bệnh viện. Ở người lớn, tiêu chảy nhẹ thường hết sau 2 đến 4 ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy mà các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Trong đó:

    • Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong vài ngày nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tiêu chảy kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
    • Tiêu chảy mãn tính do tình trạng sức khỏe, phẫu thuật hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể kéo dài ít nhất 4 tuần.
    • Dùng thuốc nhuận tràng kích thích để làm trống đại tràng trước khi nội soi cũng có thể gây tiêu chảy nhưng thường kéo dài không quá 1 ngày.

    Biện pháp xử lý tiêu chảy tại nhà đối với trường hợp nhẹ

    Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hay tiêu chảy mấy ngày thì khỏi? Tình trạng này thường không kéo dài quá lâu. Trong hầu hết trường hợp, bạn có thể xử lý tiêu chảy tại nhà bằng một số giải pháp:

    1. Uống nhiều nước

    người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi

    Việc phải ngăn chặn tình trạng mất nước là điều cần ưu tiên khi bị tiêu chảy. Do đó, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Lưu ý là nên ưu tiên nước lọc hoặc canh, súp… Cần tránh sữa, nước hoa quả, rượu, đồ uống chứa caffeine trong những ngày mà tình trạng tiêu chảy còn “làm phiền” vì những thức uống này có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn.

    2. Áp dụng chế độ ăn BRAT

    Khi bị tiêu chảy, bạn không nên ăn những món nhiều gia vị. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên chế độ ăn BRAT gồm những món nhạt và giàu tinh bột như chuối, gạo, bánh mì nướng và nước sốt táo. Đây là những món ăn nhẹ nhàng và không gây kích thích cho dạ dày. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế thực phẩm giàu chất xơ và chất béo cho đến khi hết tiêu chảy nhé!

    3. Uống men vi sinh

    Người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc khi bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, việc uống men vi sinh có thể là cách hiệu quả để xử lý tiêu chảy nhẹ và giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

    4. Thuốc trị tiêu chảy không kê đơn

    Tình trạng tiêu chảy có thể không nguy hiểm nhưng vẫn gây cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn. Do đó, nếu muốn “cầm” tiêu chảy nhanh chóng thì việc dùng một số loại thuốc không kê đơn như loperamide, bismuth subsalicylate… có thể cần thiết. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy liên quan đến nhiễm trùng gồm các triệu chứng như sốt, có máu trong phân… thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

    Khi nào bệnh nhân bị tiêu chảy cần đến bệnh viện?

    Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi hay tiêu chảy mấy ngày thì khỏi, bạn cũng cần nắm rõ các triệu chứng nguy hiểm để  có thể đến bệnh viện ngay. Bởi dù là ở người lớn hay trẻ em, nếu tiêu chảy gây mất nước nghiêm trọng cũng đều có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bệnh nhân cần được nhập viện ngay lập tức. Đồng thời, bạn cũng nên đi khám nếu bị tiêu chảy và có những vấn đề sau đây:

    • Đi tiêu phân có lẫn máu 
    • Nôn liên tục
    • Giảm cân đột ngột
    • Tiêu chảy xảy ra vào ban đêm gây cản trở giấc ngủ
    • Gần đây bạn đã dùng thuốc kháng sinh hoặc điều trị trong bệnh viện
    • Phân có màu sẫm hoặc đen. Đây có thể là dấu hiệu xuất huyết bên trong dạ dày nên cần nhập viện để được xử lý kịp thời.

    Hello Bacsi tin rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc người lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi. Bên cạnh đó bạn cũng có được những bí quyết hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe khi bị tiêu chảy.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 29/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo