3. Mẹo chữa táo bón tại nhà bằng muồng trâu

Muồng trâu (Cassia alata L.) hay có nơi gọi là muồng lác, là một dược liệu có vị hơi đắng, mùi hắc, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Các bộ phận của cây muồng trâu đều có thể dùng để chữa bệnh.
Trong dân gian, bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh táo bón bằng vị thuốc này thường dùng để chữa táo bón (dùng lá, cành và rễ sắc uống). Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu đã được xác định là do trong lá có chứa hợp chất sennoasides, khi hợp chất này di chuyển đến đại tràng, các vi khuẩn của đường ruột sẽ thuỷ phân thành hợp chất anthornes. Chính hợp chất này là tác nhân làm tăng nhu động ruột, tăng khả năng đẩy phân ra ngoài, từ đó giảm tình trạng táo bón, khó tiêu.
Liều dùng trong cách trị táo bón cho người lớn bằng muồng trâu thường từ 4–12g. Bài thuốc chữa táo bón có thể phối hợp thêm với chút chít, đại hoàng và sắc uống trong ngày. Việc áp dụng cách trị táo bón cho người lớn bằng dược liệu này ở đối tượng phụ nữ đang mang thai cần phải hết sức thận trọng, tốt nhất là nên tham vấn ý kiến bác sĩ.
4. Cách trị táo bón tại nhà: Hãy dùng mật ong

Y học cổ truyền cho rằng mật ong là vị thuốc có vị ngọt, tính bình; quy kinh tâm, phế, vị, đại trường. Mật ong có tác dụng nhuận trường, giải độc, giảm đau, chữa ho. Bạn có thể chữa táo bón bằng mật ong vì một số nghiên cứu cho thấy mật ong có tác dụng nhuận tràng nhẹ. Không những thế, mật ong cũng chứa nhiều lợi khuẩn và giúp giữ hệ tiêu hóa cùng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Để hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa, bạn có thể thử dùng mật ong pha chế trà uống mỗi ngày.
Với cách giảm táo bón bằng mật ong hay cách trị táo bón tại nhà bằng mật ong là bạn hãy thử uống 2 thìa cà phê mật ong mỗi lần, 3 lần/ngày. Nếu có tổn thương đường tiêu hóa, bạn có thể uống 1–2 thìa cà phê mật ong lúc bụng đói (trước khi ăn 30 phút) để giảm đau và hỗ trợ điều trị, uống tối đa 3 lần/ngày. Lưu ý không dùng mật ong cùng với hành và tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
>>> Có thể bạn quan tâm Trẻ mấy tháng tuổi được dùng mật ong? Những rủi ro khi bé ăn mật ong
Mách bạn những cách chữa táo bón tại nhà khác

Có rất nhiều loại thảo dược không trực tiếp chữa táo bón nhưng vẫn giúp làm tăng nhu động ruột, tăng khối lượng phân hay làm mềm phân từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh. Chẳng hạn, trà bạc hà giúp giảm nôn mửa và đầy hơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn các loại rau củ quả quen thuộc như chuối tiêu chín, khoai lang luộc, bưởi, rau mồng tơi, rau đay, vừng đen…
Hãy nhớ rằng, cách trị táo bón tại nhà nhanh nhất là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ và tập thể dục đều đặn. Bạn nên thêm ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể thử một số cách xoa bụng trị táo bón. Phương pháp này là một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện, đem lại hiệu quả cao. Việc xoa bụng đúng cách sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giải phóng khí thải và dễ dàng đào thải chất thải trong cơ thể ra ngoài. Mẹo hết táo bón bằng cách xoa bụng theo các bước sau:
- Chọn cho mình một không gian ấm áp, thoải mái nhất. Bạn nên tháo bỏ hết trang sức trên tay để tránh làm tổn thương vùng da massage.
- Thóp bụng: Bạn nằm ngửa trên mặt phẳng êm ái, thả lỏng cơ thể. Từ từ thở ra kết hợp thóp bụng. Khi đã thở ra hết mức, bạn nín thở vài giây rồi thực hiện hít vào, bụng phình căng ra. Bạn thực hiện lặp lại động tác trong khoảng thời gian 3-5 phút. Động tác này có tác dụng điều hoà nhu động ruột, tránh sự ứ đọng chất thải tại đại tràng.
- Xoa bụng: Nằm ngửa và dùng hai tay ấn nhẹ nhàng lên bụng. Bắt đầu từ phía dưới bên phải vùng bụng rồi từ từ tạo thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, tay vẫn ấn nhẹ nhàng lên bụng, lặp lại động tác khoảng 50 vòng. Động tác này giúp kích thích nhu động ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng.
- Xoa hố chậu trái: Sử dụng lòng bàn tay trái, khép các ngón tay xoa hố chậu trái theo chiều từ trên xuống dưới và ngược lại. Lặp lại động tác khoảng 30 lần. Động tác này kích thích trực tiếp lên đoạn cuối đại tràng và trực tràng, hỗ trợ quá trình đào thải phân được dễ dàng hơn.
Lưu ý: Với cách chữa táo bón tại nhà theo phương pháp xoa bụng, các động tác phải thật nhẹ nhàng, tránh dùng lực mạnh làm tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng. Chống chỉ định phương pháp xoa bụng điều trị táo bón cho những trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai
- Người có tâm lý không ổn định, dễ kích động
- Người mới ăn quá no hoặc quá đói.
Người bị táo bón nên đi khám khi nào?
Ngoài việc tìm hiểu các cách chữa táo bón tại nhà bằng thảo dược dân gian thì nhiều người cũng thắc mắc bị táo bón nên đi khám khi nào? Thực tế, nếu thỉnh thoảng mới bị táo bón, bạn chỉ cảm thấy không thoải mái đôi chút và việc áp dụng các cách chữa táo bón tại nhà nêu trên có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện thường xuyên hoặc đi kèm với các triệu chứng, hãy khám càng sớm càng tốt, đặc biệt ở người trên 50 tuổi:
- Chuột rút đột ngột và không thể xì hơi
- Đi tiêu phân có lẫn máu (bất kể là nhiều hay ít)
- Đau trực tràng
- Đau bụng và đầy hơi
- Sụt cân đột ngột chưa rõ nguyên nhân
- Có các triệu chứng của bệnh thiếu máu
- Táo bón và tiêu chảy luân phiên
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã bỏ túi được vài cách trị táo bón tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng dược liệu hay các cách chữa táo bón tại nhà, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hay cho con bú. Việc điều trị táo bón ở trẻ em nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!