5. Ghi chép lại tất cả những gì bạn ăn
Mặt tích cực của hội chứng ruột kích thích đó chính là giúp bạn hiểu hơn về hệ tiêu hóa của mình. Khi gặp một số triệu chứng khó chịu liên quan đến đường ruột, chắc hẳn phản ứng thông thường của bạn là cố nhớ lại xem mình đã ăn những gì. Việc xác định được “thủ phạm gây rối” và tránh ăn thực phẩm đó sẽ giúp đường ruột không bị kích thích nữa.
Trong trường hợp bạn hay quên thì nên chọn cách ghi lại những món đã ăn theo từng ngày hay từng bữa hoặc chụp lại ảnh các bữa ăn này. Đồng thời, hãy ghi chú lại cảm giác hoặc các triệu chứng bạn gặp phải vào cuối ngày hôm đó.
Sau một thời gian theo dõi bằng nhật ký hoặc hình ảnh, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng xác định được thực phẩm nào mình nên ăn hay nên tránh. Có thể nói, đây là một trong những cách chữa hội chứng ruột kích thích lâu dài mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nên áp dụng.
6. Học cách quản lý mức độ căng thẳng

Căng thẳng có lẽ là tình trạng rất khó để kiểm soát vì thường xuất hiện vào lúc bạn ít hoặc không mong đợi nhất. Đối với hội chứng ruột kích thích, cách bạn kiểm soát căng thẳng như thế nào cũng có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Thế nhưng, bạn đừng quá lo lắng, việc nhận ra sự căng thẳng là một phần tự nhiên của cuộc sống và sẽ giúp bạn có động lực để xử lý mọi cảm xúc tiêu cực.
Bạn cũng có thể ứng dụng liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) như một cách để quản lý mức độ căng thẳng của mình. Hãy lưu ý rằng không phải bạn đang phớt lờ những cảm xúc tiêu cực mà chỉ là đang lọc đi những điều không tốt cho sức khỏe đường ruột. Bằng cách này, bạn nên làm mọi điều thật bình tĩnh và không để những lo lắng đeo bám mỗi ngày.
7. Biết nên ăn những gì và cần tránh ăn gì
Mỗi bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích đều gặp những vấn đề khác nhau. Vì vậy, không có lời khuyên chung rằng bị hội chứng ruột kích thích thì nên ăn gì hoặc không ăn gì. Thay vào đó, bạn nên có chế độ ăn phù hợp với tình trạng đường ruột bằng cách tự quan sát và ghi chép nhật ký ăn uống.
Bên cạnh việc xác định những món nên ăn và nên tránh, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng nên ăn uống lành mạnh. Chẳng hạn như nên nấu ăn bằng nguyên liệu tươi sạch và lưu ý những điều sau đây:
- Không bỏ bữa
- Đừng ăn quá nhanh
- Không ăn món nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc thực phẩm chế biến sẵn
- Không ăn quá nhiều trái cây mỗi ngày
- Không uống nhiều hơn 3 tách trà hoặc cà phê mỗi ngày
- Không uống nhiều rượu và đồ uống có ga.
Hội chứng ruột kích thích là vấn đề tiêu hóa cần được theo dõi và kiểm soát đúng cách để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Hơn nữa, không có cách chữa hội chứng ruột kích thích nào được áp dụng chung cho tất cả bệnh nhân. Vì vậy, bạn nên bắt đầu từ việc kiểm soát sự căng thẳng, ghi chép nhật ký ăn uống và sử dụng đúng loại men vi sinh cân bằng đường ruột để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!