backup og meta

8 thảo dược giúp bạn chữa đầy hơi một cách tự nhiên

8 thảo dược giúp bạn chữa đầy hơi một cách tự nhiên

Chứng đầy hơi có thể khiến bạn khó chịu với cảm giác bụng chướng lên do các vấn đề tiêu hóa. Nếu muốn chữa đầy hơi một cách tự nhiên, bạn có thể thử các loại thảo dược như bạc hà, tía tô đất, củ gừng, thì là, ngải cứu… 

Tình trạng đầy hơi có thể do nhiều nguyên nhân như không dung nạp thực phẩm, tích tụ hơi trong ruột, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, viêm loét, táo bón… Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để chữa đầy hơi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng một số loại thảo dược để chữa đầy hơi là hoàn toàn có cơ sở khoa học.

Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về những loại thảo dược giúp bạn chữa đầy hơi dưới đây nhé!

1. Bạc hà chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Theo y học cổ truyền, bạc hà (Mentha piperita) với hương vị thơm mát, sảng khoái, được công nhận và sử dụng rộng rãi như một dược liệu giúp làm dịu các vấn đề tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy hợp chất flavonoid tìm thấy trong bạc hà có thể ức chế hoạt động của tế bào mast, một loại tế bào miễn dịch tồn tại nhiều trong ruột và có thể gây đầy hơi.

Nghiên cứu khác cho thấy bạc hà giúp giảm co thắt ruột, do đó giảm bớt đầy hơi và đau do co thắt. Dầu bạc hà ở dạng viên nang có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Một nghiên cứu cho thấy sử dụng 1 túi trà bạc hà có thể giúp cung cấp tinh dầu bạc hà nhiều hơn 6 lần so với viên nang.

Để pha trà bạc hà bạn có thể thêm 1 thìa 1,5 g lá bạc hà khô, hoặc 17g lá bạc hà tươi vào 1 cốc nước đun sôi (240ml), để ngâm 10 phút, sau đó lọc trà và uống khi còn ấm.

2. Tía tô đất chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Trà tía tô đất (Melissa officinalis) có hương vị gần giống như chanh và hương thơm mát giống như bạc hà, nên còn có tên gọi là bạc hà chanh. Trà tía tô đất có thể giúp chữa trị các vấn đề tiêu hóa nhẹ như đầy hơi. Tía tô đất cũng là thành phần chính của Iberogast, một loại thuốc dạng lỏng có chứa chiết xuất 9 loại thảo dược khác nhau giúp chữa bệnh tiêu hóa. Sản phẩm có thể giúp giảm đau bụng, táo bón và các bệnh đường tiêu hóa.

Để pha trà tía tô đất bạn có thể ngâm 1 muỗng (3g) lá tía tô đất khô hoặc 1 gói trà trong 1 cốc  (240ml) nước đun sôi trong 10 phút.

3. Ngải cứu chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Ngải cứu (Artemisia absinthium) là loại thảo mộc có lá màu xanh thẫm, vị đắng đặc trưng. Bạn có thể làm dịu vị đắng của ngải cứu bằng  nước chanh và mật ong. Ngải cứu được sử dụng trị bệnh và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy viên nang chứa khoảng 1g ngải cứu khô có thể giúp giảm chứng khó tiêu và khó chịu ở bụng trên.

Ngải cứu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu và giảm đầy hơi. Nghiên cứu khác cho thấy ngải cứu có công dụng diệt khuẩn, một trong những nguyên nhân gây đầy hơi.

Phụ nữ mang thai không nên dùng ngải cứu chữa đầy hơi trong suốt thai kỳ vì ngải cứu có chứa chất thujone có thể gây co bóp tử cung.

Để làm trà ngải cứu bạn có thể pha 1 thìa (1,5g) ngải cứu khô vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, đợi 5 phút và uống khi trà còn ấm.

4. Gừng chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Từ thời cổ đại trà gừng đã được sử dụng để trị các bệnh có liên quan đến dạ dày. Việc bổ sung gừng có thể giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, nhờ đó giảm đầy bụng, co thắt ruột, đầy hơi.

Trà gừng chứa chất gingerol, chất này có tác dụng trị bệnh tiêu hóa rất tốt. Trà gừng có vị hơi cay, thơm, bạn có thể giảm bớt vị cay bằng cách cho thêm một chút mật ong và 1 lát chanh nhỏ.

Để pha trà gừng bạn có thể dùng khoảng 0,5 – 1g bột gừng khô (tương đương 1 gói trà gừng) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm.

5. Thì là chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Hạt của cây thì là (Foeniculum vulgare) được sử dụng để pha trà. Trà hạt thì là có hương vị tương tự như cam thảo. Theo y học cổ truyền đây là một vị thuốc được sử dụng để trị một số bệnh tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón.

Nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ thì là giúp chống, ngăn ngừa viêm loét, giảm nguy cơ mắc đầy hơi.

Bạn có thể dùng 1 – 2 thìa (2 – 2,5g) hạt thì là pha vào 1 cốc (240ml) nước sôi, ngâm trong 10 – 15 phút.

6. Rễ cây khổ sâm chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Cây khổ sâm (Gentiana lutea) là một loại thực vật hoa vàng có rễ lớn và dày. Trà từ rễ cây khổ sung có vị ngọt, hơi đắng. Một số người thích pha khổ sâm vào trà cúc và mật ong. Theo y học cổ truyền, rễ cây khổ sâm được sử dụng như một loại dược liệu và trà thảo dược giúp hỗ trợ chữa đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Thêm vào đó, dịch chiết rễ cây khổ sâm có chứa hợp chất iridoid và flavonoid giúp kích thích giải phóng chất thải, hỗ trợ chữa đầy hơi.

Bạn nên lưu ý tránh dùng rễ cây khổ sâm chữa đầy hơi nếu đang bị viêm loét dạ dày, vì có thể làm tăng độ acid dịch vị, làm nặng hơn vết loét.

Để pha trà rễ cây khổ sâm bạn có thể dùng khoảng 1 – 2g rễ cây khổ sâm khô pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút.

7. Hoa cúc La Mã chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Hoa cúc La Mã (Chamomile) là thành viên trong họ Cúc, có hoa nhỏ màu trắng, được biết đến như một loại thảo dược dùng để trị bệnh khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và viêm loét. Nghiên cứu cho thấy hoa cúc La Mã có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori bacterial) – chính là nguyên nhân gây loét dạ dày và đầy hơi. Hoa cúc La Mã cũng là một trong những thành phần của sản phẩm Iberogast được bào chế từ các loại thảo dược giúp giảm đau bụng và loét dạ dày.

Trà hoa cúc La Mã có vị rất dễ chịu, hơi ngọt. Hoa cúc La Mã chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là flavonoid. Tuy nhiên để đảm bảo mua được trà hoa cúc La Mã chất lượng cao, bạn nên mua trà ở dạng bông hoa khô.

Để pha trà bạn có thể pha 1 thìa (2 – 3g) hoa cúc La Mã khô hoặc 1 túi trà vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút và uống khi trà còn ấm.

8. Rễ cây đương quy chữa đầy hơi

chữa đầy hơi

Trà rễ cây đương quy có vị đắng, bạn có thể tăng hương vị bằng cách pha cùng với tía tô đất. Rễ cây đương quy có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa và tránh đầy hơi. Thêm vào đó nghiên cứu trên mô hình động vật và trong ống nghiệm cũng cho thấy rễ cây đương quy có thể giúp trị táo bón – một nguyên nhân chính gây đầy hơi.

Bạn nên lưu ý tránh dùng rễ cây đương quy chữa đầy hơi khi đang mang thai hoặc cho con bú.

Để pha trà rễ cây đương quy, bạn có thể dùng 1 thìa (2,5g) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm.

Với những loại thảo dược dễ tìm và dễ dàng sử dụng, bạn có thể đẩy lùi chứng đầy hơi một cách tự nhiên ngay tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý điều chỉnh cả chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện sức khỏe tiêu hóa nhé!

Hồng Nhung HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

8 Herbal Teas to Help Reduce Bloating
https://www.healthline.com/nutrition/tea-for-bloating#section9
Ngày truy cập 18.04.2019

Herbal Teas to Help Reduce Bloating
https://www.livestrong.com/article/96389-herbal-teas-gas-bloating/
Ngày truy cập 18.04.2019

Try Sipping These 6 Caffeine-Free Teas To Help Eliminate Bloat
https://www.mindbodygreen.com/articles/teas-herbs-to-get-rid-of-bloat
Ngày truy cập 18.04.2019

Phiên bản hiện tại

12/08/2019

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Người bị trĩ nhẹ có tự khỏi được không?

Chăm sóc bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 12/08/2019

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo